Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp XLVPHC, ...
Ngày cập nhật 09/05/2019

Ngày 20 tháng 4 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021” năm 2019.

 

Theo đó, Kế hoạch đưa ra các nội dung thực hiện có hiệu quả Đề án như sau:

          - Tham mưu xây dựng, ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện Đề án năm 2019; các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ yêu cầu thực tế để chủ động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong phạm vi được giao; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án tại một số sở, ngành, địa phương (có kế hoạch cụ thể riêng); xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Đề án

- Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chưa thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát nhu cầu thông tin pháp luật của đối tượng thuộc Đề án có trách nhiệm điều tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các nhóm đối tượng thuộc phạm vi quản lý, giáo dục, cải tạo theo quy định của pháp luật. Hình thức thu thập thông tin có thể qua báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ sở được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng hoặc phát phiếu khảo sát cho từng nhóm đối tượng trong phạm vi phù hợp (nội dung phiếu khảo sát cần nêu rõ loại thông tin pháp luật mà đối tượng cần tìm hiểu ở từng thời điểm; hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp; các yếu tố khác có liên quan như: tâm lý, kỹ năng, những điều kiện thuận lợi, khó khăn mà đối tượng gặp phải…)

- Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án: Những quy định chung về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù; những văn bản pháp luật quy định về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng đối với phạm nhân, trại viên, học sinh; các văn bản pháp luật quy định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Tiếp tục lựa chọn, áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, trong đó cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật, các hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu quy định về quyền, nghĩa vụ và các quy định liên quan trực tiếp đến đối tượng với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Trong đó nghiên cứu, áp dụng các biện pháp có tính trực quan cao như: pa-nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, bảng tin nội bộ… và các chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình, các trang thông tin điện tử… hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hoạt động sinh hoạt tập thể ở cơ sở, khu dân cư… để nội dung cần tuyên truyền, phổ biến được phủ rộng đến đông đảo đối tượng.

          - Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục nghiên cứu, áp dụng mô hình điểm tại các đơn vị, cơ sở, địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập trong phổ biến, giáo dục pháp luật để tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới; kịp thời tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm, phổ biến những mô hình giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đề xuất khen thưởng khi sơ kết 02 năm thực hiện Đề án.

          - Cấp phát tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án; tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.Các sở, ngành, địa phương chủ động biên soạn, in, phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật để phổ biến những quy định pháp luật thiết yếu đến các đối tượng của Đề án thuộc phạm vi quản lý, giáo dục.

- Xây dựng, duy trì các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin

- Căn cứ yêu cầu thực tế các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế lập kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án, trong đó, chú trọng vào những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đối tượng với những hình thức phù hợp, bảo đảm tính phổ cập, thiết thực, hình thức thi sinh động, hấp dẫn, sáng tạo, thu hút đông đảo người tham gia, việc tổ chức cuộc thi tiết kiệm, khoa học, hiệu quả. Cụ thể: cuộc thi cần đảm bảo đúng đối tượng cần tuyên truyền, phù hợp với đối tượng về hình thức tổ chức thi, ngôn ngữ, tiếng nói, phong tục, tập quán, sự hiểu biết về pháp luật, xã hội… và phù hợp với điều kiện cụ thể của Ban tổ chức cuộc thi về quy mô, khả năng tổ chức, kinh phí chi cho cuộc thi và phù hợp với điều kiện cụ thể của đối tượng dự thi.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật,  

- Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo yêu cầu thực tế của các cơ sở, địa phương bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả

- Các sở, ngành và các địa phương tích cực huy động, tạo điệu kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn, hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,… theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của từng cơ sở, địa phương. Phát huy vai trò của gia đình, người có uy tín trong cộng đồng, khu dân cư trong quản lý, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng.

- Kinh phí phục vụ triển khai thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm của các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Đề án và thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.294.536
Lượt truy cập hiện tại 6.928