Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số nội dung về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Ngày cập nhật 29/07/2020

Tại Hội thảo “Lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” do Bộ Tư pháp phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Cộng hòa Liên bang Đức) tại Việt Nam tổ chức ngày 24 tháng 7 năm 2020 tại Hà Nội, đã có nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV. Những nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC được cơ quan soạn thảo (Bộ Tư pháp) trình bày chi tiết.

 

Qua 7 năm triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung đã đi vào nề nếp. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nang cao hơn nữa hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trên thực tế. Ngày 09  tháng 4 năm 2020, Chính phủ đã có Tờ trình số 129/TTr-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV. So với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập cơ bản xuất phát từ thực tiễn triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trong thời gian qua.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung 61/142 điều, sửa kỹ thuật 09/142 điều, bổ sung mới 03 điều, bãi bỏ nội dung liên quan đến 05 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Có 04 nhóm vấn đề chính đươc xem xét sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, gồm: Các quy định chung; về xử phạt vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Một số nội dung cụ thể như sau:

- Các quy định chung: Vấn đề tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính: sửa đổi, bổ sung  theo hướng loại trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính là điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự có cấu thành “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm”.  Xử lý hành vi vi phạm hành chính nhiều lần: quy định nguyên tắc xử phạt đối với từng hành vi trong trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần. Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: bỏ quy định về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 06 tháng;...

- Về xử phạt vi phạm hành chính: Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa (giao thông đường bộ, phòng, chống tệ nạn xã hội, cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục, điện lực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý công trình thủy lợi, báo chí, kinh doanh bất động sản); bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 06 lĩnh vực (tín ngưỡng, đối ngoại, cứu nạn, cứu hộ, in, an toàn thông tin mạng, sở hữu trí tuệ). Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị trong thời gian qua. Bỏ thẩm quyền xử XPVPHC trong Luật XLVPHC của một số chức danh được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng thực tế thời gian qua không thực hiện việc xử phạt hoặc có thực hiện nhưng số lượng vụ việc ít, không đáng kể; bổ sung thẩm quyền XPVPHC trong Luật XLVPHC của một số chức danh được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do thực tiễn quản lý nhà nước phát sinh yêu cầu. Về thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Dự thảo sửa đổi theo hướng một số chức danh cấp cơ sở, cấp đội, cấp phòng và tương đương vẫn giữ nguyên thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị giới hạn bởi giá trị tang vật, phương tiện như Luật XLVPHC hiện hành; đối với các chức danh còn lại, quy định theo hướng thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không bị giới hạn bởi giá trị tang vật, phương tiện. Về vấn đề giao quyền, sửa đổi, bổ sung theo hướng người có thẩm quyền XPVPHC đã giao quyền cho cấp phó, nếu cấp trưởng thực hiện thẩm quyền xử phạt khi đã giao quyền thì phải có quyết định chấm dứt việc giao quyền. Trong thời hạn được giao quyền, cấp phó có quyền hạn như cấp trưởng đối với phạm vi được giao, trừ quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt theo quy định.  Quy định rõ ràng hơn thời hạn lập biên bản trong từng trường hợp cụ thể, địa điểm lập biên bản; sửa đổi nội dung biên bản và việc ký biên bản; sửa đổi, bổ sung các quy định về việc giao biên bản vi phạm hành chính; bổ sung trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót; bổ sung việc lập, gửi biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử…Tăng thời hạn ra quyết định XPVPHC lên 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc thông thường, đồng thời, bổ sung quy định thời hạn ra quyết định xử phạt cụ thể đối với vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt, vụ việc thuộc trường hợp giải trình và vụ việc thuộc trường hợp giải trình mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật XLVPHC thời gian qua. Bổ sung tổ chức là đối tượng được hoãn thi hành quyết định phạt tiền bên cạnh đối tượng là cá nhân; sửa đổi mức phạt tiền là điều kiện để được tạm hoãn thi hành quyết định phạt tiền để bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính khả thi. Bổ sung biện pháp cưỡng chế mới: ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và biện pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp vi phạm hành chính mà trong đó điện, nước là điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm. Bổ sung quy định cụ thể về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC;...

- Về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; làm rõ hơn quy định vi phạm “02 lần trở lên trong 6 tháng”, thống nhất trong cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “02 lần trở lên trong 06 tháng” là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc để  giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các biện pháp này. Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật XLVPHC với BLHS. Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Quy định một cách tổng thể việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính và biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hay nghiện ma túy;...

- Về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính: Bổ sung một số trường hợp phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính; bổ sung quy định cụ thể về thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;...

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.230.958
Lượt truy cập hiện tại 5.116