Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu kể từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2024
Ngày cập nhật 16/12/2019

Ngày 15 tháng 11 năm 2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 và thay thế Thông tư số 41/2018/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương.

Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu ban hành kèm theo thông tư này gồm một số mã hàng như: 2520 (thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế); 2618 (xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép); 2619 (xỉ, xỉ luyện kim, vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép); 2620 (xỉ, tro hoặc cặn, có chứa kim loại, arsen hoặc các hợp chất của chúng); 3818 (các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử)…

Thông tư được ban hành trên tinh thần của Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Chỉ thị nêu rõ, việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ bị lợi dụng để đưa chất thải vào nước ta, gây ô nhiễm môi trường. Trước thực tế một số nước (là thị trường nhập khẩu phế liệu lớn của thế giới) đã hạn chế, cấm nhập khẩu một số loại phế liệu tạo nên sự dịch chuyển lượng lớn phế liệu nhập khẩu vào các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và việc kiểm soát quy trình nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa là phế liệu chưa chặt chẽ dẫn đến tồn đọng lượng lớn lô hàng phế liệu nhập khẩu không xác định được chủ hàng tại các cảng biển nước ta, nhất là tại cảng Hải Phòng và Tân Cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu phế liệu, dây chuyền công nghệ sản xuất, tái chế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là kẽ hở để nước ta có nguy cơ trở thành nơi tiếp nhận chất thải và công nghệ sản xuất, tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ các nước khác trên thế giới. Do đó, cần tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu từ xa, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.291.583
Lượt truy cập hiện tại 5.476