Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
Ngày cập nhật 12/11/2019

Ngày 07 tháng 10 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 62/2019/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2019

Quy chế  quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được nhà nước giao cho các nhóm hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý và sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Một trong những giải pháp là xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Nội dung của Quy ước do cộng đồng quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp để thực hiện quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng cộng đồng như: Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; Quy định về bảo vệ rừng và huy động nội lực của cộng đồng để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý (những khu rừng bảo vệ nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng); Về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản; Về bảo vệ động vật rừng; Việc chăn thả gia súc trong rừng; Về phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng; Về phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái pháp luật trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó; Việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng; Việc phối hợp liên thôn để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; Quy định về việc xử lý những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng; Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng; Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng.

Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật. Trình tự soạn thảo, thông qua, công nhận Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thực hiện theo quy định của Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng sau khi được cộng đồng thông qua và công nhận của cấp có thẩm quyền phải được thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, cá nhân để biết, thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây: Hội nghị của thôn, cuộc họp của các hộ gia đình; niêm yết công khai tại nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng; thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở; sao gửi Quy ước đến từng hộ gia đình, cá nhân; hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.

Cộng đồng dân cư, hộ gia đình trong cộng đồng có trách nhiệm tự tìm hiểu, tôn trọng, tuân thủ và thực hiện Quy ước đã được công nhận và phê duyệt. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng với Ủy ban nhân dân cấp xã; tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng về xây dựng, thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ hằng năm đánh giá việc thực hiện Quy ước; rà soát, phát hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, Quy chế nêu rõ khuyến khích cộng đồng tự xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững (thời gian thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững là từ 05 năm hoặc 10 năm, kể từ ngày phương án được phê duyệt). Cộng đồng phải thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm;  thành lập Ban Quản lý để điều hành mọi hoạt động của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nhà nước giao; thành lập Ban Giám sát để giám sát, kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng do nhà nước giao quản lý; thành lập các Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt để thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.379.894
Lượt truy cập hiện tại 31.666