Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW gắn với thực hiện Kết luận 69-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư
Ngày cập nhật 01/04/2022

Ngày 03/3/2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 18-QĐ/BCĐ về việc thành lập Đoàn Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) gắn với thực hiện Kết luận 69-KL/TW của Ban Bí thư (khoá XII) đối với Đảng uỷ, lãnh đạo Sở Tư pháp. Đoàn Giám sát gồm 6 thành viên, do đồng chí Phan Văn Hải – Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy là Trưởng đoàn.

 

Sau khi thông báo Quyết định, Kế hoạch, Đề cương và Lịch làm việc, Đoàn Giám sát đã có các phiên làm việc với Chi bộ Phổ biến pháp luật – Bổ trợ tư pháp thuộc Đảng bộ Sở Tư pháp (Chi bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà về luật sư); Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp.

Qua các phiên làm việc, trực tiếp nghe báo cáo và ý kiến của các đơn vị được giám sát, Đoàn Giám sát ghi nhận những kết quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) gắn với thực hiện Kết luận 69-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư (gọi tắt là Chỉ thị 33, Kết luận 69) của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp. Đảng ủy Sở Tư pháp đã quán triệt, triển khai các nội dung Chỉ thị 33 và Kết luận 69 cho Đảng ủy viên tại nhiều phiên họp định kỳ của Đảng ủy. Sở Tư pháp thường xuyên quán triệt việc thực hiện Chỉ thị 33 và Kết luận số 69 đến đội ngũ luật sư tại Hội nghị tổng kết, triển, khai công tác của Đoàn Luật sư được tổ chức hàng năm. Đặc biệt là từ năm 2018 đến nay, khi có chủ trương thành lập tổ chức Đảng trong Đoàn luật sư, việc quán triệt Chỉ thị 33 và Kết luận số 69 được thực hiện thường xuyên qua nhiều phiên họp chuyên đề (Phiên họp với luật sư năm 2018, phiên họp năm 2020 để lấy ý kiến của đảng viên trong Đoàn Luật sư về vấn đề trên,...).

Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND Ngày 15 tháng 7 năm 2021 về triển khai Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thường xuyên rà soát, tham mưu hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến luật sư. Từ năm 2019 đến nay, đã giải quyết 20 hồ sơ thủ tục hành chính. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến luật sư với nhiều hình thức phù hợp (Trang thông tin điện tử, Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh giới thiệu 12 nội dung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực luật sư,...). Sở Tư pháp triển khai, tham mưu triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012, như: Tham mưu phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư; thực hiện đầy đủ, đúng quy định, thời hạn các thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư; kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức, hoạt động luật sư; tham mưu thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương; thực hiện Quy chế phối hợp số 91/QCPH/STP-ĐLS ngày 01/02/2013 của Sở Tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh,...

 Đến nay, Đoàn luật sư tỉnh có 73 luật sư thành viên, trong đó có 68 luật sư đăng ký hành nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 05 luật sư chưa đăng ký hành nghề. Có 26 tổ chức (14 Văn phòng luật sư12 Công ty luật), 06 Chi nhánh (có 02 chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư Đà Nẵng), 04 Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; ngoài ra, có 02 chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư Thừa Thiên Huế tại tỉnh khác. Có 26/26 tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại thành phố Huế là nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển trên địa bàn tỉnh (các huyện, thị xã còn lại không có tổ chức hành nghề luật sư). Kết quả hoạt động từ năm 2019 đến 2021, các luật sư đã thực hiện 1.694 vụ việc (trong đó: Số việc tố tụng: 304; số việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác: 1.082; trợ giúp pháp lý: 308). Tổng doanh thu: hơn 10.2 tỷ đồng; nộp thuế: hơn 1 tỷ đồng. Đến nay, Đoàn luật sư tỉnh chưa có tổ chức đảng, có 23 luật sư là đảng viên (trong đó 22 Đảng viên đang sinh hoạt tại các Chi bộ thuộc Đảng bộ cơ sở địa phương nơi cư trú, 01 Đảng viên đang sinh hoạt tại các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở doanh nghiệp nơi công tác). Các đảng viên trong Đoàn luật sư tỉnh hầu hết là cán bộ chủ chốt trong các cơ quan tư pháp đã nghỉ hưu, là những người có uy tín, vững vàng về bản lĩnh chính trị, luôn gương mẫu trong hoạt động nghề nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 33 và Kết luận 69 còn một số hạn chế, như: Công tác quản lý nhà nước về luật sư có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; mặc dù có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng số lượng luật sư so với dân số  và số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng. Hoạt động hành nghề luật sư vẫn còn một số hạn chế (một số luật sư còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tuân thủ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chưa cao; một số tổ chức hành nghề luật sư chưa thực hiện tốt các yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước theo quy định, phổ biến nhất là thực hiện chưa nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về Sở Tư pháp theo quy định; vai trò tự quản của Đoàn luật sư trong quá trình chỉ đạo, điều hành chưa được phát huy tích cực, nhất là việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng chính trị cho luật sư,...). Đoàn luật sư chưa thực hiện việc giới thiệu rộng rãi hoạt động của Đoàn luật sư và của các tổ chức hành nghề luật sư đến các tầng lớp nhân dân theo Chiến lược truyền thông của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Chưa có chủ trương thống nhất hướng dẫn thành lập tổ chức đảng trong Đoàn luật sư chưa để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với luật sư.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn, hạn chế nêu trên, trong đó chủ yếu do công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất có lúc còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực; kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chưa có hướng dẫn thống nhất về chủ trương thành lập tổ chức đảng trong Đoàn luật sư để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với luật sư.

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị 33, Kết luận 69 đạt hiệu quả cao, Đoàn Giám sát ghi nhận những kiến nghị của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp đề kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về một số vấn đề: Sớm triển khai việc thành lập tổ chức đảng trong Đoàn Luật sư; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong tham gia các hoạt động tố tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp; Chính phủ tổng kết thi hành Luật luật sư và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư để từ đó đánh giá, đề xuất trình Quốc hội xem xét, sửa đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Luật Luật sư hiện hành, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nghề luật sư trong thời gian tới,...

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW gắn với thực hiện Kết luận 69-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư
Ngày cập nhật 01/04/2022

Ngày 03/3/2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 18-QĐ/BCĐ về việc thành lập Đoàn Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) gắn với thực hiện Kết luận 69-KL/TW của Ban Bí thư (khoá XII) đối với Đảng uỷ, lãnh đạo Sở Tư pháp. Đoàn Giám sát gồm 6 thành viên, do đồng chí Phan Văn Hải – Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy là Trưởng đoàn.

 

Sau khi thông báo Quyết định, Kế hoạch, Đề cương và Lịch làm việc, Đoàn Giám sát đã có các phiên làm việc với Chi bộ Phổ biến pháp luật – Bổ trợ tư pháp thuộc Đảng bộ Sở Tư pháp (Chi bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà về luật sư); Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp.

Qua các phiên làm việc, trực tiếp nghe báo cáo và ý kiến của các đơn vị được giám sát, Đoàn Giám sát ghi nhận những kết quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) gắn với thực hiện Kết luận 69-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư (gọi tắt là Chỉ thị 33, Kết luận 69) của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp. Đảng ủy Sở Tư pháp đã quán triệt, triển khai các nội dung Chỉ thị 33 và Kết luận 69 cho Đảng ủy viên tại nhiều phiên họp định kỳ của Đảng ủy. Sở Tư pháp thường xuyên quán triệt việc thực hiện Chỉ thị 33 và Kết luận số 69 đến đội ngũ luật sư tại Hội nghị tổng kết, triển, khai công tác của Đoàn Luật sư được tổ chức hàng năm. Đặc biệt là từ năm 2018 đến nay, khi có chủ trương thành lập tổ chức Đảng trong Đoàn luật sư, việc quán triệt Chỉ thị 33 và Kết luận số 69 được thực hiện thường xuyên qua nhiều phiên họp chuyên đề (Phiên họp với luật sư năm 2018, phiên họp năm 2020 để lấy ý kiến của đảng viên trong Đoàn Luật sư về vấn đề trên,...).

Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND Ngày 15 tháng 7 năm 2021 về triển khai Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thường xuyên rà soát, tham mưu hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến luật sư. Từ năm 2019 đến nay, đã giải quyết 20 hồ sơ thủ tục hành chính. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến luật sư với nhiều hình thức phù hợp (Trang thông tin điện tử, Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh giới thiệu 12 nội dung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực luật sư,...). Sở Tư pháp triển khai, tham mưu triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012, như: Tham mưu phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư; thực hiện đầy đủ, đúng quy định, thời hạn các thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư; kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức, hoạt động luật sư; tham mưu thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương; thực hiện Quy chế phối hợp số 91/QCPH/STP-ĐLS ngày 01/02/2013 của Sở Tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh,...

 Đến nay, Đoàn luật sư tỉnh có 73 luật sư thành viên, trong đó có 68 luật sư đăng ký hành nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 05 luật sư chưa đăng ký hành nghề. Có 26 tổ chức (14 Văn phòng luật sư12 Công ty luật), 06 Chi nhánh (có 02 chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư Đà Nẵng), 04 Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; ngoài ra, có 02 chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư Thừa Thiên Huế tại tỉnh khác. Có 26/26 tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại thành phố Huế là nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển trên địa bàn tỉnh (các huyện, thị xã còn lại không có tổ chức hành nghề luật sư). Kết quả hoạt động từ năm 2019 đến 2021, các luật sư đã thực hiện 1.694 vụ việc (trong đó: Số việc tố tụng: 304; số việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác: 1.082; trợ giúp pháp lý: 308). Tổng doanh thu: hơn 10.2 tỷ đồng; nộp thuế: hơn 1 tỷ đồng. Đến nay, Đoàn luật sư tỉnh chưa có tổ chức đảng, có 23 luật sư là đảng viên (trong đó 22 Đảng viên đang sinh hoạt tại các Chi bộ thuộc Đảng bộ cơ sở địa phương nơi cư trú, 01 Đảng viên đang sinh hoạt tại các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở doanh nghiệp nơi công tác). Các đảng viên trong Đoàn luật sư tỉnh hầu hết là cán bộ chủ chốt trong các cơ quan tư pháp đã nghỉ hưu, là những người có uy tín, vững vàng về bản lĩnh chính trị, luôn gương mẫu trong hoạt động nghề nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 33 và Kết luận 69 còn một số hạn chế, như: Công tác quản lý nhà nước về luật sư có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; mặc dù có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng số lượng luật sư so với dân số  và số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng. Hoạt động hành nghề luật sư vẫn còn một số hạn chế (một số luật sư còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tuân thủ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chưa cao; một số tổ chức hành nghề luật sư chưa thực hiện tốt các yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước theo quy định, phổ biến nhất là thực hiện chưa nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về Sở Tư pháp theo quy định; vai trò tự quản của Đoàn luật sư trong quá trình chỉ đạo, điều hành chưa được phát huy tích cực, nhất là việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng chính trị cho luật sư,...). Đoàn luật sư chưa thực hiện việc giới thiệu rộng rãi hoạt động của Đoàn luật sư và của các tổ chức hành nghề luật sư đến các tầng lớp nhân dân theo Chiến lược truyền thông của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Chưa có chủ trương thống nhất hướng dẫn thành lập tổ chức đảng trong Đoàn luật sư chưa để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với luật sư.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn, hạn chế nêu trên, trong đó chủ yếu do công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất có lúc còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực; kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chưa có hướng dẫn thống nhất về chủ trương thành lập tổ chức đảng trong Đoàn luật sư để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với luật sư.

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị 33, Kết luận 69 đạt hiệu quả cao, Đoàn Giám sát ghi nhận những kiến nghị của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp đề kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về một số vấn đề: Sớm triển khai việc thành lập tổ chức đảng trong Đoàn Luật sư; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong tham gia các hoạt động tố tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp; Chính phủ tổng kết thi hành Luật luật sư và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư để từ đó đánh giá, đề xuất trình Quốc hội xem xét, sửa đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Luật Luật sư hiện hành, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nghề luật sư trong thời gian tới,...

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.283.531
Lượt truy cập hiện tại 910