Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
Ngày cập nhật 17/03/2021

Ngày 12 tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

 

Theo Báo cáo tại hội nghị, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.128.620 người, đứng thứ 40 trên cả nước và đứng thứ 10 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về dân số. Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi, chiếm 66,5%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,2% và 9,3% (kết quả Tổng điều tra dân gần nhất -năm 2019). Như vậy, Thừa Thiên Huế đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” (cứ 01 người phụ thuộc thì có 02 người trong độ tuổi lao động). Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc người già có xu hướng tăng, dân số tỉnh bắt đầu chuyển từ dân số vàng sang dân số già. Tỷ lệ dân số trẻ em dưới 15 tuổi có xu hướng giảm và tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng làm cho chỉ số già hóa tăng lên trong 5-10 năm trở lại đây.

Nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế khá dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 ước đạt 603.000 người chiếm khoảng 55% dân số toàn tỉnh; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 592.946 người, tỷ lệ lao động thất nghiệp dao động trong khoảng từ 2-3%.

Trong 5 năm 2016-2020, quá trình sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến phù hợp với xu thế chung và đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể: tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ từ 38,3% năm 2015 đã tăng lên 41,1% năm 2020; trong khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 32,7% năm 2015 xuống còn 31,9% năm 2020, trong khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 29% xuống còn 27%.

Chất lượng nhân lực được cải thiện, năng suất lao động (GDP/lao động làm việc) tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 10,8%/năm, cụ thể: năng suất lao động năm 2015 là 57,1% triệu đồng/lao động, năm 2016 là 63,2 triệu đồng/lao động, năm 2017 là 71,5 triệu đồng/lao động, năm 2018 là 79,2 triệu đồng/lao động, năm 2019 là 88,5 triệu đồng/lao động, năm 2020 đạt 94,5 triệu đồng/lao động.

Báo cáo nêu cụ thể tình hình phát triển nhân lực một số ngành, lĩnh vực chủ yếu như sau:

- Du lịch: tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch (khách sạn, nhà hàng) đến năm 2020 là 46.657 người, giảm 7.545 người so với năm 2005, kéo theo tỷ trọng lao động ngành du lịch trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giảm từ 9,7% (năm 2005) xuống còn 7,9% (năm 2020). Khoảng hơn 25.000 lao động tham gia gián tiếp vào hoạt động du lịch như các đơn vị bán hàng, các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,...

- Công nghiệp: tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp ước đến năm 2020 là 113.813 người, tăng 35.692 người so với năm 2005, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng mạnh từ 14% (năm 2005) lên 19,2% (năm 2020).

- Trong Khu kinh tế, khu công ngiệp: những năm qua, công tác thu hút, tuyển dụng lao động trên địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh. Ban Quản lý đã nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp kết hợp với dự báo để chủ động kết nối với các đơn vị tuyển dụng, đào tạo nghề chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đề ra. Vì vậy, lao động trong các Khu kinh tế, khu công nghiệp cũng tăng mạnh về số lượng và chất lượng trong thời gian qua. Tính đến cuối năm 2020, các Khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 33.477 lao động, tăng 14.684 lao động so với cuối năm 2015. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng của nguồn nhân lực cũng đã được nâng cao, số lao động qua đào tạo đạt 25.246 người, chiếm tỷ lệ 75,4% (cuối năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,2%). Ngoài ra, đã khảo sát dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn 2021-2025 của Khu kinh tế và các Khu công nghiệp ước khoảng 21.325 người.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tổng số lao động làm việc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đến năm 2020 là 160.603 người, giảm 1.508 người so với năm 2005, cơ cấu lao động lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp từ 29% (năm 2005) xuống còn 27,1% (năm 2020).

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: đã chú trọng công tác xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giải thể, sắp xếp lại đối với một số đơn vị, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan đơn vị. Trong giai đoạn 2016-2020 đã tuyển dụng 1.317 cán bộ, công chức, viên chức,.... Đến năm 2020, tổng số công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh khoảng 28.712 người; trong đó, công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 81,5%.

- Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe: số lượng cán bộ ngành y tế tỉnh quản lý đến nay ước đạt 3.096 người (giảm 403 người so với năm 2015) do một số cán bộ nghỉ hưu theo quy định, trong khi đó công tác tuyển dụng không đạt chỉ tiêu đề ra hàng năm. Từ năm 2016 đến 2019, Sở Y tế đã tuyển dụng được 374 người, trong đó: thạc sỹ 9 người, bác sỹ 123 người, cao đẳng 78 người, trung học 93 người, đại học 64 người, khác là 7 người.

- Ngành văn hóa, thể thao: đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ được duy trì ổn định, chất lượng từng bước được nâng lên đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thể hiện rõ trong các sự kiện văn hóa lễ hội lớn, trọng đại của tỉnh.

- Nhân lực xây dựng, cán bộ thẩm định và giám sát công trình: tổng số nhân lực trong toàn ngành xây dựng đến năm 2020 là 108.542 người, cơ cấu lao động ngành xây dựng trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giảm từ 19,4% (năm 2005) xuống còn 19,4% (năm 2020). Trong đó, số lượng cán bọ thẩm định đến năm 2020 là 67 người, đa số là kỹ sư chuyên ngành; số lượng cán bộ giám sát công trình là 850 người; số cán bộ quản lý, đô thị là 573 người,...

- Đội ngũ làm công tác đối ngoại: đã thực hiện theo Đề án Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho đội ngũ cán bộ ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

- Nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin: đến cuối năm 2020, tổng số nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin khoảng hơn 2.000 người.

- Nhân lực khoa học và công nghệ: hiện nay, nhân lực trong lĩnh vực này của tỉnh là 8.594 người (tăng 1.183 người so với năm 2015), trong đó chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư là 290 người, chiếm 3,4% trong tổng số nhân lực khoa học công nghệ, nhân lực có trình độ tiến sỹ là 873 người, chiếm 10,16%, trình độ thạc sỹ 3.062 người, chiếm 35,6%, trình độ đại học 3.855 người, chiếm 44,86%, trình độ khác 514 người, chiếm 5,98%,... Số lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ như trên đã góp phần thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh.

- Nhân lực ngành tài nguyên và môi trường: nhân lực ngành này do trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tình đào tạo chính quy chuyên ngành Quản lý đất đai, Khoa học môi trường và các ngành nghề trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường khoảng 300 người nên việc tuyển dụng nhân lực có trình độ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường rất thuận lợi.

- Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân: các sở, ngành liên quan, HIệp hội doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, tập huấn những nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp về quản trị thời kỳ 4.0, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,...

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn những hạn chế, như: cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến tích cực nhưng sự dịch chuyển này chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số lao động được đào tạo bình quân hàng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, giải quyết việc làm mới hàng năm ... đạt thấp so với kế hoạch. Chính sách phát triển, bồi dưỡng, thu hút, đãi ngộ nhân tài của tỉnh còn quá hạn chế. Du lịch là ngành mũi nhọn của tỉnh nhưng chất lượng nhân lực còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, phong cách làm việc,... Nguồn nhân lực ngành Khoa học Công nghệ chưa thật sự mạnh; sự thiếu hụt số lượng bác sỹ trong 5-10 tới; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động,...

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
Ngày cập nhật 17/03/2021

Ngày 12 tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

 

Theo Báo cáo tại hội nghị, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.128.620 người, đứng thứ 40 trên cả nước và đứng thứ 10 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về dân số. Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi, chiếm 66,5%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,2% và 9,3% (kết quả Tổng điều tra dân gần nhất -năm 2019). Như vậy, Thừa Thiên Huế đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” (cứ 01 người phụ thuộc thì có 02 người trong độ tuổi lao động). Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc người già có xu hướng tăng, dân số tỉnh bắt đầu chuyển từ dân số vàng sang dân số già. Tỷ lệ dân số trẻ em dưới 15 tuổi có xu hướng giảm và tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng làm cho chỉ số già hóa tăng lên trong 5-10 năm trở lại đây.

Nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế khá dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 ước đạt 603.000 người chiếm khoảng 55% dân số toàn tỉnh; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 592.946 người, tỷ lệ lao động thất nghiệp dao động trong khoảng từ 2-3%.

Trong 5 năm 2016-2020, quá trình sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến phù hợp với xu thế chung và đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể: tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ từ 38,3% năm 2015 đã tăng lên 41,1% năm 2020; trong khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 32,7% năm 2015 xuống còn 31,9% năm 2020, trong khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 29% xuống còn 27%.

Chất lượng nhân lực được cải thiện, năng suất lao động (GDP/lao động làm việc) tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 10,8%/năm, cụ thể: năng suất lao động năm 2015 là 57,1% triệu đồng/lao động, năm 2016 là 63,2 triệu đồng/lao động, năm 2017 là 71,5 triệu đồng/lao động, năm 2018 là 79,2 triệu đồng/lao động, năm 2019 là 88,5 triệu đồng/lao động, năm 2020 đạt 94,5 triệu đồng/lao động.

Báo cáo nêu cụ thể tình hình phát triển nhân lực một số ngành, lĩnh vực chủ yếu như sau:

- Du lịch: tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch (khách sạn, nhà hàng) đến năm 2020 là 46.657 người, giảm 7.545 người so với năm 2005, kéo theo tỷ trọng lao động ngành du lịch trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giảm từ 9,7% (năm 2005) xuống còn 7,9% (năm 2020). Khoảng hơn 25.000 lao động tham gia gián tiếp vào hoạt động du lịch như các đơn vị bán hàng, các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,...

- Công nghiệp: tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp ước đến năm 2020 là 113.813 người, tăng 35.692 người so với năm 2005, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng mạnh từ 14% (năm 2005) lên 19,2% (năm 2020).

- Trong Khu kinh tế, khu công ngiệp: những năm qua, công tác thu hút, tuyển dụng lao động trên địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh. Ban Quản lý đã nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp kết hợp với dự báo để chủ động kết nối với các đơn vị tuyển dụng, đào tạo nghề chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đề ra. Vì vậy, lao động trong các Khu kinh tế, khu công nghiệp cũng tăng mạnh về số lượng và chất lượng trong thời gian qua. Tính đến cuối năm 2020, các Khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 33.477 lao động, tăng 14.684 lao động so với cuối năm 2015. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng của nguồn nhân lực cũng đã được nâng cao, số lao động qua đào tạo đạt 25.246 người, chiếm tỷ lệ 75,4% (cuối năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,2%). Ngoài ra, đã khảo sát dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn 2021-2025 của Khu kinh tế và các Khu công nghiệp ước khoảng 21.325 người.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tổng số lao động làm việc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đến năm 2020 là 160.603 người, giảm 1.508 người so với năm 2005, cơ cấu lao động lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp từ 29% (năm 2005) xuống còn 27,1% (năm 2020).

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: đã chú trọng công tác xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giải thể, sắp xếp lại đối với một số đơn vị, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan đơn vị. Trong giai đoạn 2016-2020 đã tuyển dụng 1.317 cán bộ, công chức, viên chức,.... Đến năm 2020, tổng số công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh khoảng 28.712 người; trong đó, công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 81,5%.

- Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe: số lượng cán bộ ngành y tế tỉnh quản lý đến nay ước đạt 3.096 người (giảm 403 người so với năm 2015) do một số cán bộ nghỉ hưu theo quy định, trong khi đó công tác tuyển dụng không đạt chỉ tiêu đề ra hàng năm. Từ năm 2016 đến 2019, Sở Y tế đã tuyển dụng được 374 người, trong đó: thạc sỹ 9 người, bác sỹ 123 người, cao đẳng 78 người, trung học 93 người, đại học 64 người, khác là 7 người.

- Ngành văn hóa, thể thao: đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ được duy trì ổn định, chất lượng từng bước được nâng lên đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thể hiện rõ trong các sự kiện văn hóa lễ hội lớn, trọng đại của tỉnh.

- Nhân lực xây dựng, cán bộ thẩm định và giám sát công trình: tổng số nhân lực trong toàn ngành xây dựng đến năm 2020 là 108.542 người, cơ cấu lao động ngành xây dựng trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giảm từ 19,4% (năm 2005) xuống còn 19,4% (năm 2020). Trong đó, số lượng cán bọ thẩm định đến năm 2020 là 67 người, đa số là kỹ sư chuyên ngành; số lượng cán bộ giám sát công trình là 850 người; số cán bộ quản lý, đô thị là 573 người,...

- Đội ngũ làm công tác đối ngoại: đã thực hiện theo Đề án Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho đội ngũ cán bộ ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

- Nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin: đến cuối năm 2020, tổng số nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin khoảng hơn 2.000 người.

- Nhân lực khoa học và công nghệ: hiện nay, nhân lực trong lĩnh vực này của tỉnh là 8.594 người (tăng 1.183 người so với năm 2015), trong đó chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư là 290 người, chiếm 3,4% trong tổng số nhân lực khoa học công nghệ, nhân lực có trình độ tiến sỹ là 873 người, chiếm 10,16%, trình độ thạc sỹ 3.062 người, chiếm 35,6%, trình độ đại học 3.855 người, chiếm 44,86%, trình độ khác 514 người, chiếm 5,98%,... Số lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ như trên đã góp phần thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh.

- Nhân lực ngành tài nguyên và môi trường: nhân lực ngành này do trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tình đào tạo chính quy chuyên ngành Quản lý đất đai, Khoa học môi trường và các ngành nghề trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường khoảng 300 người nên việc tuyển dụng nhân lực có trình độ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường rất thuận lợi.

- Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân: các sở, ngành liên quan, HIệp hội doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, tập huấn những nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp về quản trị thời kỳ 4.0, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,...

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn những hạn chế, như: cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến tích cực nhưng sự dịch chuyển này chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số lao động được đào tạo bình quân hàng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, giải quyết việc làm mới hàng năm ... đạt thấp so với kế hoạch. Chính sách phát triển, bồi dưỡng, thu hút, đãi ngộ nhân tài của tỉnh còn quá hạn chế. Du lịch là ngành mũi nhọn của tỉnh nhưng chất lượng nhân lực còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, phong cách làm việc,... Nguồn nhân lực ngành Khoa học Công nghệ chưa thật sự mạnh; sự thiếu hụt số lượng bác sỹ trong 5-10 tới; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động,...

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.238.439
Lượt truy cập hiện tại 876