Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 21/09/2020

Ngày 29 tháng 12 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg  phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” (sau đây viết tắt là Quy hoạch). Trên cơ sở đó, Hội đồng thẩm định (Bộ Tư pháp) đã có Kết luận số 4996/KL-HĐTĐ ngày 19 tháng 6 năm 2012 về đề xuất quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 22 tổ chức hành nghề công chứng (trong đó: thành phố Huế có  05 tổ chức hành nghề công chứng, huyện Phú Vang có 03 tổ chức hành nghề công chứng, các huyện, thị xã còn lại mỗi địa phương có 02 tổ chức hành nghề công chứng).

 

Thời gian đầu việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh còn chậm so với Quy hoạch (từ năm 2012 đến năm 2018 toàn tỉnh có 04 tổ chức hành nghề công chứng, gồm: 02 Phòng Công chứng và 02 Văn phòng công chứng), cả 04 tổ chức hành nghề công chứng đều có trụ sở tại thành phố Huế, 08 huyện, thị xã còn lại không có tổ chức hành nghề công chứng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có quy hoạch đào tạo nghề, không có nguồn để bổ nhiệm công chứng viên, các giao dịch không nhiều, không có chính sách ưu đãi cụ thể để khuyến khích các Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển.

Năm 2019, sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực, đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng. Theo đó, bãi bỏ các quy định liên quan đến quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Việc bỏ Quy hoạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng (trên địa bàn tỉnh đã phát triển thêm 03 tổ chức hành nghề công chứng). Tuy nhiên, bỏ quy hoạch cũng tạo nên sự mất cân đối trong việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng (tính đến tháng 6/2020 trên địa bàn tỉnh có 07 tổ chức hành nghề công chứng, gồm: 02 Phòng công chứng và 05 Văn phòng công chứng, trong đó 06 tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại thành phố Huế và 01 tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại thị xã Hương Thủy), so với quy hoạch trước đây thì trên địa bàn thành phố Huế đã vượt quá 01 tổ chức hành nghề công chứng.

Để tránh trường hợp khi bỏ quy hoạch dẫn đến việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng không được phân bố hợp lý, tình trạng phát triển “nóng” tập trung tại một số địa bàn, gây cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín nghề công chứng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý hoạt động công chứng để thay thế việc quản lý bằng quy hoạch trước đây. Dự kiến đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh sẽ có 04 - 06 tổ chức hành nghề công chứng được thành lập. Theo Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ thì các Văn phòng công chứng sẽ có xu hướng thành lập tại các huyện và thị xã còn lại, trong đó hai Phòng Công chứng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ công chứng, chứng thực và đóng góp vào ngân sách tỉnh./.

 

Phan Thùy Dương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 21/09/2020

Ngày 29 tháng 12 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg  phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” (sau đây viết tắt là Quy hoạch). Trên cơ sở đó, Hội đồng thẩm định (Bộ Tư pháp) đã có Kết luận số 4996/KL-HĐTĐ ngày 19 tháng 6 năm 2012 về đề xuất quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 22 tổ chức hành nghề công chứng (trong đó: thành phố Huế có  05 tổ chức hành nghề công chứng, huyện Phú Vang có 03 tổ chức hành nghề công chứng, các huyện, thị xã còn lại mỗi địa phương có 02 tổ chức hành nghề công chứng).

 

Thời gian đầu việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh còn chậm so với Quy hoạch (từ năm 2012 đến năm 2018 toàn tỉnh có 04 tổ chức hành nghề công chứng, gồm: 02 Phòng Công chứng và 02 Văn phòng công chứng), cả 04 tổ chức hành nghề công chứng đều có trụ sở tại thành phố Huế, 08 huyện, thị xã còn lại không có tổ chức hành nghề công chứng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có quy hoạch đào tạo nghề, không có nguồn để bổ nhiệm công chứng viên, các giao dịch không nhiều, không có chính sách ưu đãi cụ thể để khuyến khích các Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển.

Năm 2019, sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực, đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng. Theo đó, bãi bỏ các quy định liên quan đến quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Việc bỏ Quy hoạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng (trên địa bàn tỉnh đã phát triển thêm 03 tổ chức hành nghề công chứng). Tuy nhiên, bỏ quy hoạch cũng tạo nên sự mất cân đối trong việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng (tính đến tháng 6/2020 trên địa bàn tỉnh có 07 tổ chức hành nghề công chứng, gồm: 02 Phòng công chứng và 05 Văn phòng công chứng, trong đó 06 tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại thành phố Huế và 01 tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại thị xã Hương Thủy), so với quy hoạch trước đây thì trên địa bàn thành phố Huế đã vượt quá 01 tổ chức hành nghề công chứng.

Để tránh trường hợp khi bỏ quy hoạch dẫn đến việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng không được phân bố hợp lý, tình trạng phát triển “nóng” tập trung tại một số địa bàn, gây cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín nghề công chứng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý hoạt động công chứng để thay thế việc quản lý bằng quy hoạch trước đây. Dự kiến đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh sẽ có 04 - 06 tổ chức hành nghề công chứng được thành lập. Theo Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ thì các Văn phòng công chứng sẽ có xu hướng thành lập tại các huyện và thị xã còn lại, trong đó hai Phòng Công chứng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ công chứng, chứng thực và đóng góp vào ngân sách tỉnh./.

 

Phan Thùy Dương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.234.896
Lượt truy cập hiện tại 6.819