Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Việc nhập khẩu, phát triển, kinh doanh loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) có thể bị xử lý hành chính và xử lý hình sự
Ngày cập nhật 15/07/2019

Tôm hùm nước ngọt (còn có tên gọi trong dân gian là tôm hùm đất) có tên khoa học là Procambarus clarkii, là loài động vật ăn tạp, có khả năng thích nghi cao với môi trường, nhanh chóng thiết lập quần thể ở nơi chúng xuất hiện và cuối cùng trở thành loài chủ chốt của hệ sinh thái. Các tác động của loài đến môi trường và đa dạng sinh học gồm cạnh tranh môi trường sống, truyền bệnh cho các loài tôm bản địa, giảm quần thể thực vật thủy sinh, động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua mối quan hệ ăn thịt và cạnh tranh; có thể ảnh hưởng tới việc thay đổi chất lượng nước và đặc điểm trầm tích, tích lũy kim loại nặng; có khả năng đào hang gây thiệt hại cho hệ thống tưới tiêu nông nghiệp; có tác động đến ngành đánh bắt cá…

 

Chính vì những tác hại đó, tôm hùm nước ngọt thuộc danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Loài này không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản). 

Hiện nay, loài tôm hùm nước ngọt đang xuất hiện ở Việt Nam, có khả năng sẽ phát triển ở các sông, hồ, kênh, mương tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, gây nguy hại tới môi trường và đa dạng sinh học.

Một trong những giải pháp để tăng cường kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt, đó chính là áp dụng chế tài xử lý đối với việc nhập khẩu, phát tán, sản xuất, kinh doanh tôm hùm nước ngọt.

Chế tài hành chính:

Điều 10 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm (là hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam). Theo đó, các hành vi buôn bán loài tôm hùm nước ngọt sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của tang vật. Ngoài ra, cần phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm “Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường…”.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 43 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 1.000.000.000 tùy theo giá trị tang vật từ dưới 10.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng. Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Ngoài ra, việc nhập khẩu không khai báo tôm hùm nước ngọt cũng vi phạm quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Hành vi này có thể bị bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 1 Điều 7).

Chế tài hình sự: Điều 246 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm./.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Việc nhập khẩu, phát triển, kinh doanh loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) có thể bị xử lý hành chính và xử lý hình sự
Ngày cập nhật 15/07/2019

Tôm hùm nước ngọt (còn có tên gọi trong dân gian là tôm hùm đất) có tên khoa học là Procambarus clarkii, là loài động vật ăn tạp, có khả năng thích nghi cao với môi trường, nhanh chóng thiết lập quần thể ở nơi chúng xuất hiện và cuối cùng trở thành loài chủ chốt của hệ sinh thái. Các tác động của loài đến môi trường và đa dạng sinh học gồm cạnh tranh môi trường sống, truyền bệnh cho các loài tôm bản địa, giảm quần thể thực vật thủy sinh, động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua mối quan hệ ăn thịt và cạnh tranh; có thể ảnh hưởng tới việc thay đổi chất lượng nước và đặc điểm trầm tích, tích lũy kim loại nặng; có khả năng đào hang gây thiệt hại cho hệ thống tưới tiêu nông nghiệp; có tác động đến ngành đánh bắt cá…

 

Chính vì những tác hại đó, tôm hùm nước ngọt thuộc danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Loài này không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản). 

Hiện nay, loài tôm hùm nước ngọt đang xuất hiện ở Việt Nam, có khả năng sẽ phát triển ở các sông, hồ, kênh, mương tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, gây nguy hại tới môi trường và đa dạng sinh học.

Một trong những giải pháp để tăng cường kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt, đó chính là áp dụng chế tài xử lý đối với việc nhập khẩu, phát tán, sản xuất, kinh doanh tôm hùm nước ngọt.

Chế tài hành chính:

Điều 10 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm (là hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam). Theo đó, các hành vi buôn bán loài tôm hùm nước ngọt sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của tang vật. Ngoài ra, cần phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm “Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường…”.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 43 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 1.000.000.000 tùy theo giá trị tang vật từ dưới 10.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng. Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Ngoài ra, việc nhập khẩu không khai báo tôm hùm nước ngọt cũng vi phạm quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Hành vi này có thể bị bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 1 Điều 7).

Chế tài hình sự: Điều 246 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm./.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.289.624
Lượt truy cập hiện tại 4.586