Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hương Thủy: Phổ biến Luật Quốc phòng
Ngày cập nhật 05/07/2019

Trong hai ngày 27 và 28/6, Hội đồng phổi hợp phổ biển, giáo dục pháp luật thị xã Hương Thủy phối hợp với Thị đội, Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã, tổ chức Hội nghị phổ biến Quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể thị xã và sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chiến sĩ, công nhân viên quân sự, công an; Lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ, Chỉ huy trưởng quân sự, Trung đội trưởng dân quân cơ động các xã, phường.

 

Đồng chí Trung tá Đặng Thanh Sáng, Chính trị viên và đồng chí Trung tá Nguyễn Văn Piu, Chí trị viên phó báo cáo Luật Quốc phòng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 thay cho Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11.

   Luật quốc phòng được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Sau hơn 12 năm thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng chưa được thể chế và cụ thể hóa; một số nội dung của Luật quốc phòng năm 2005 chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan về quốc phòng; nhiều nội dung đang được điều chỉnh ở văn bản QPPL tính pháp lý chưa cao, chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ; quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình  mới. Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị với nhiều chủ trương, quan điểm mới về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh cần phải được thể chế hóa như: Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định mục tiêu bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển là “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng, an ninh có sự phát triển là “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”; nhà nước quản lý “tập trung, thống nhất” đối với quốc phòng, an ninh; yếu tố đối ngoại được bổ sung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiềm lực khu vực phòng thủ; kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã xác định mục tiêu, quan điểm, nội dung mới về Hội nhập quốc tế, trong đó chỉ rõ “…Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia...”. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mới về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng; tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; việc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới; xây dựng Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ; Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bình đẳng giới; việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh và một số quy định khác liên quan đến quốc phòng. Trong khi đó, Luật quốc phòng 2005 chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ để phù hợp với Hiến pháp mới. Mặt khác, thế giới đã và đang có nhiều thay đổi khó lường về phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến... để tiến hành chiến tranh. Nhằm chủ động ngăn ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi và đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược nếu xảy ra, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quốc phòng tạo hành lang pháp lý đầy đủ và cao hơn nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bằng kinh nghiệm và quá trình nghiên cứu, học tập, diễn tập trong quân đội, các báo cáo viên đã đi sâu trình bày những nội dung cơ bản, trọng yếu, thiết thực của Luật Quốc phòng kết hợi với thực tiễn tình hình của địa phương để thực hiện và tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân./.

 

Trương Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hương Thủy: Phổ biến Luật Quốc phòng
Ngày cập nhật 05/07/2019

Trong hai ngày 27 và 28/6, Hội đồng phổi hợp phổ biển, giáo dục pháp luật thị xã Hương Thủy phối hợp với Thị đội, Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã, tổ chức Hội nghị phổ biến Quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể thị xã và sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chiến sĩ, công nhân viên quân sự, công an; Lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ, Chỉ huy trưởng quân sự, Trung đội trưởng dân quân cơ động các xã, phường.

 

Đồng chí Trung tá Đặng Thanh Sáng, Chính trị viên và đồng chí Trung tá Nguyễn Văn Piu, Chí trị viên phó báo cáo Luật Quốc phòng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 thay cho Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11.

   Luật quốc phòng được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Sau hơn 12 năm thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng chưa được thể chế và cụ thể hóa; một số nội dung của Luật quốc phòng năm 2005 chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan về quốc phòng; nhiều nội dung đang được điều chỉnh ở văn bản QPPL tính pháp lý chưa cao, chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ; quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình  mới. Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị với nhiều chủ trương, quan điểm mới về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh cần phải được thể chế hóa như: Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định mục tiêu bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển là “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng, an ninh có sự phát triển là “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”; nhà nước quản lý “tập trung, thống nhất” đối với quốc phòng, an ninh; yếu tố đối ngoại được bổ sung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiềm lực khu vực phòng thủ; kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã xác định mục tiêu, quan điểm, nội dung mới về Hội nhập quốc tế, trong đó chỉ rõ “…Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia...”. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mới về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng; tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; việc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới; xây dựng Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ; Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bình đẳng giới; việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh và một số quy định khác liên quan đến quốc phòng. Trong khi đó, Luật quốc phòng 2005 chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ để phù hợp với Hiến pháp mới. Mặt khác, thế giới đã và đang có nhiều thay đổi khó lường về phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến... để tiến hành chiến tranh. Nhằm chủ động ngăn ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi và đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược nếu xảy ra, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quốc phòng tạo hành lang pháp lý đầy đủ và cao hơn nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bằng kinh nghiệm và quá trình nghiên cứu, học tập, diễn tập trong quân đội, các báo cáo viên đã đi sâu trình bày những nội dung cơ bản, trọng yếu, thiết thực của Luật Quốc phòng kết hợi với thực tiễn tình hình của địa phương để thực hiện và tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân./.

 

Trương Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.222.410
Lượt truy cập hiện tại 1.233