Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
TRIỂN KHAI LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LUẬT CHĂN NUÔI
Ngày cập nhật 25/03/2019

Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Chăn nuôi. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các phòng, ban liên quan; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên

Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Chăn nuôi được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua vào tháng 11/2018. Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019 và Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Những nội dung quy định trong các Luật này được sửa đổi phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013, thông lệ quốc tế, các Hiệp định, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta.

Đối với Luật Phòng, chống tham nhũng, việc sửa đổi toàn diện Luật này được xác định là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có tác động đến sự ổn định, phát triển của đất nước. Việc sửa đổi Luật Phòng chống, tham nhũng nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản, lâu dài. Luật gồm 10 chương với 96 điều, có nhiều quy định mới so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13), như: Mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; quy định việc áp dụng Luật đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy định thành một chương riêng về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cụ thể hóa và đề cao vai trò của người đứng đầu; bổ sung các quy định thể hiện tính nghiêm minh trong xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng...

 Luật Chăn nuôi gồm 8 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi. Luật gồm có các nội dung chính như: Hệ thống và chuẩn hóa các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến hoạt động chăn nuôi để sử dụng thống nhất trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ngành chăn nuôi trên phạm vi cả nước; quy định nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi trên tinh thần phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh và xã hội hóa tối đa tạo nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; các chính sách của Nhà nước phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh và nguồn lực quốc gia trên cơ sở Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; quy định cụ thể các điều kiện sản xuất, kinh doanh; quản lý chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006,Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; vấn đề quản lý môi trường...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TRIỂN KHAI LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LUẬT CHĂN NUÔI
Ngày cập nhật 25/03/2019

Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Chăn nuôi. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các phòng, ban liên quan; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên

Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Chăn nuôi được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua vào tháng 11/2018. Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019 và Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Những nội dung quy định trong các Luật này được sửa đổi phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013, thông lệ quốc tế, các Hiệp định, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta.

Đối với Luật Phòng, chống tham nhũng, việc sửa đổi toàn diện Luật này được xác định là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có tác động đến sự ổn định, phát triển của đất nước. Việc sửa đổi Luật Phòng chống, tham nhũng nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản, lâu dài. Luật gồm 10 chương với 96 điều, có nhiều quy định mới so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13), như: Mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; quy định việc áp dụng Luật đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy định thành một chương riêng về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cụ thể hóa và đề cao vai trò của người đứng đầu; bổ sung các quy định thể hiện tính nghiêm minh trong xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng...

 Luật Chăn nuôi gồm 8 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi. Luật gồm có các nội dung chính như: Hệ thống và chuẩn hóa các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến hoạt động chăn nuôi để sử dụng thống nhất trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ngành chăn nuôi trên phạm vi cả nước; quy định nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi trên tinh thần phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh và xã hội hóa tối đa tạo nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; các chính sách của Nhà nước phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh và nguồn lực quốc gia trên cơ sở Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; quy định cụ thể các điều kiện sản xuất, kinh doanh; quản lý chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006,Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; vấn đề quản lý môi trường...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.263.719
Lượt truy cập hiện tại 19.426