Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 7.304
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư năm 2022
Ngày cập nhật 15/03/2022

Ngày 22 tháng 2 năm 2022,  Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư năm 2022. Theo đó, đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, như sau:

 

1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội: Tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số; tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp có đủ năng lực, công nghệ ứng dụng số vào sản xuất kinh doanh và tham gia thực hiện các dự án thuộc các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có ứng dụng các công nghệ mới của CMCN 4.0; nâng cấp ứng dụng Hue-S…

2. Đổi mới và hoàn thiện Khung chính sách phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư: Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý các giao dịch điện tử, tài chính - tiền tệ, thanh toán điện tử; chính sách ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế. Tập trung hỗ trợ, có chính sách riêng cho phát triển các ngành ưu tiên như: Công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử - viễn thông, trí tuệ nhân tạo, an toàn an ninh mạng, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, du lịch số, công nghiệp văn hóa số, y tế, giáo dục và đào tạo, Ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0: Triển khai đảm bảo đường truyền dẫn Internet cáp quang và mạng di động 5G phủ sóng đến 100% cấp thôn trên địa bàn toàn tỉnh; đầu tư xây dựng và nâng cấp Trung tâm dữ liệu của tỉnh, xây dựng và nâng cấp hệ thống kỹ thuật, triển khai phương án giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và phòng ngừa mã độc, chống lộ lọt thông tin, dữ liệu. Triển khai thẻ điện tử, vé điện tử, tích hợp dịch vụ thanh toán thống nhất trên nền tảng di động.

4. Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng nền tảng số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Kết nối Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế với các Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo trong nước và trên thế giới; triển khai Đề án phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ thương mại hóa, phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt giải cuộc thi  “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020”; hình thành các Bảo tàng số (bảo tàng ảo) phục vụ tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu tại Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải Miền Trung.

5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và công dân số: Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN. Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh cấp vùng và quốc gia; xây dựng Khu CNTT tập trung của tỉnh trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT, bảo đảm nguồn nhân lực trong quá trình CĐS, phấn đấu đạt chỉ tiêu 10.000 nhân lực IT vào năm 2025; Tiếp tục xây dựng Đại học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm CNTT tỉnh và một số cơ sở đào tạo ngoài công lập là hạt nhân đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và cả nước trong lĩnh vực KH&CN.

6. Phát triển Công nghiệp CNTT và hình thành Khu CNTT tập trung, hoàn thiện hệ sinh thái đô thị thông minh và chính phủ điện tử: Triển khai Đề án phát triển công nghiệp CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; xây dựng mô hình quản trị và giải pháp tổng thể điều hành Khu CNTT tập trung thông minh; hoàn thiện và đưa vào triển khai Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0; xây dựng Dự án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 -2030...

7. Hình thành Khu Công nghệ cao và phát triển các ngành công nghệ ưu tiên: Hoàn thiện Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế để trình Bộ KH&CN thẩm định, Thủ tướng phê duyệt; hoàn thiện Chương trình ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để triển khai 01-02 mô hình; hỗ trợ phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế thành trung tâm công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung. Hỗ trợ Viện Công nghệ sinh học thành lập 5 phòng thí nghiệm: Miễn dịch học và vaccine; Tin sinh học; Hoạt chất sinh học và Công nghệ hóa sinh; Công nghệ bào chế; Sinh học biển bằng nguồn vốn của Trung ương.

8. Xây dựng, hoàn thiện Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số: Tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025. Hoàn thiện và đưa vào triển khai Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0; triển khai Đề án chuyển đổi số, trong đó tập trung hình thành Chính quyền số và Xã hội số; triển khai Dự án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 -2030, đưa các ứng dụng nền tảng số và dịch vụ thông minh vào các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên cơ sở ứng dụng thành tựu công nghệ mới.

 

Hồng Ngự
Các tin khác
Xem tin theo ngày