Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 7.161
Phấn đấu đến năm 2030 Thừa Thiên Huế đạt 100% nam, nữ thanh niên được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình trước khi kết hôn
Ngày cập nhật 15/03/2022

Ngày 11 tháng 3 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND về thực hiện Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

 

Theo đó, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 đạt 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số; 100% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở; 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; 100% xã, phường, thị trấn có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em. Tại Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức về vị trí, vai trò, giá trị của gia đình trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Tích cực tuyên truyền các gương gia đình tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm nhằm nâng cao nhận thức để xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.

Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên thụ hưởng thành quả phát triển: tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình là một môi trường an toàn cho trẻ em; bài trừ lối sống vị kỷ, thực dụng. Triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” nhằm trao truyền và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình gia đình kiểu mẫu “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tăng cường giáo dục nền nếp, lối sống tích cực, văn minh cho từng thành viên trong gia đình; tập trung vai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Nhân rộng mô hình “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Thường xuyên, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc; đồng thời phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn, tiêu cực, tác động xấu tới cộng đồng. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực gia đình.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình: phấn đấu xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện công tác gia đình các cấp bảo đảm tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, có sự gắn kết nội dung gia đình với các lĩnh vực liên quan; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở. Xây dựng các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo hướng tích hợp đa ngành. Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp. Triển khai xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ gia đình cần thiết hỗ trợ cho cuộc sống nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đời sống gia đình, nhất là gia đình lao động và công nhân lao động trong các khu công nghiệp; các mô hình hỗ trợ gia đình thực hiện bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; các mô hình tư vấn, giáo dục về hôn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn. Triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hóa, phát triển lĩnh vực gia đình: sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cho công tác gia đình. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực gia đình; dành nguồn lực đầu tư sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về gia đình. Khuyến khích, huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình; chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để các gia đình tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ xã hội.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày