Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 7.349
Tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025
Ngày cập nhật 14/03/2022

Ngày 27 tháng 02 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Báo cáo số 33/BC-BTTT về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 3 năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Qua 03 năm triển khai Nghị quyết đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:

 

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Ban hành: Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022…

2. Xây dựng nền tảng phát triển chính phủ điện tử

Tổng số giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) trong tháng 02/2022 là 18.205.860 giao dịch (tăng hơn 22 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào vận hành chính thức Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 01/7/2021, trên cơ sở đó phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục tiến hành làm sạch, đồng bộ dữ liệu, bổ sung thông tin cho cơ sở dữ liệu chuyên ngành Bảo hiểm xã hội, từ đó triển khai thí điểm chứng thực thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; hoàn thành kết nối, cung cấp số liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc đã có 22.699.869 dữ liêu đăng ký khai sinh (trong đó có 6.930.083 trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định).

3. Xây dựng các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp

- Các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc: Số lượng văn vản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia trong tháng 2/2022 là 484.521 văn bản, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái; như vậy từ khi khai trương đến nay, hệ thống đã có tổng số hơn 9,5 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) đã phục vụ 48 hội nghị, 02 phiên họp Chính phủ và xử lý 1.057 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ.

- Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của 75 bộ, cơ quan, địa phương; 152/200 chỉ tiêu kinh tế xã hội theo Quyết định số 293/QĐ-TTg; kết nối 37 chỉ tiêu thông tin dữ liệu trực tuyến. Xây dụng kho dữ liệu tổng hợp với trên 300 chỉ tiêu kinh tế - xã hội…Tiếp tục hiển thị và xây dựng 20 nhóm chỉ tiêu phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

- Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp: Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.655 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 – 4; đã có hơn 1,41 triệu tài khoản đăng ký; hơn 97,9 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 4,42 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; hơn 2,88 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 578 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 916 tỷ đồng.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày