Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 13.176
Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 31/12/2021

Ngày 24 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 394/KH-UBND về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

 

Với mục đích nhằm nâng cao nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân ở cơ sở về vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, đưa hòa giải ở cơ sở trở thành biện pháp cơ bản, đầu tiên để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng, tiến đến phấn đấu thực hiện hòa giải 90% các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn theo quy định được tiến hành hòa giải ở cơ sở, trong đó số vụ việc hòa giải thành đạt từ 80% trở lên trên tổng số vụ việc tiếp nhận, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm:

1. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại địa phương; lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, cụm dân cư.

2. Sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và tình hình thực tiễn.

3. Tiếp tục rà soát số lượng, thành phần các Tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở; tiếp tục củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải  đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật.

4. Căn cứ tình hình thực tế và quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên theo bộ tài liệu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

5. Căn cứ tình hình thực tế xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở nhằm cập nhật, cung cấp kiến thức pháp luật cho các cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

6. Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Hội Luật gia tỉnh hướng dẫn Tổ hòa giải phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi đoàn thanh niên trong hoạt động hòa giải, mời hội viên Hội Luật gia, công chức, thẩm phán, hội thẩm nhân dân… tham gia hỗ trợ hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

7. Tổ chức biên soạn, hỗ trợ tài liệu (cấp phát tờ gấp, sách pháp luật, Bản tin Tư pháp…; đăng tải các câu chuyện, tiểu phẩm pháp luật, tình huống giải đáp pháp luật lên Trang Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh/ Trang Thông tin điện tử Sở/ Fapage Pháp luật với Cuộc sống…) phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở cho địa phương và các Tổ hòa giải.

Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai kế hoạch. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp, tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày