Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 13.789
Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện phục hồi, kích cầu hoạt động du lịch trên địa bàn
Ngày cập nhật 15/12/2021

Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 374/KH-UBND về phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, nhằm bảo đảm “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; khắc phục sự suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế, góp phần phát triển du lịch bền vững theo mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Kế hoạch đặt ra các giải pháp thực hiện như sau:

1. Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động du lịch

 Đề nhanh việc tiêm vắc xin mũi 2 cho cộng đồng nói chung và lực lượng lao động trong ngành du lịch nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục triển khai Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch đối với các đơn vị kinh doanh du lịch - dịch vụ. Tiếp tục cập nhật và triển khai hệ thống Hue Bluemap, bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong tình hình mới. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong tình hình mới tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Xây dựng cơ chế đón khách du lịch đến từ các địa phương không có dịch. Đẩy mạnh việc triển khai phần mềm dùng chung, liên thông dữ liệu để nâng cao năng lực quản lý ngành và phục vụ công tác phòng chống dịch. Yêu cầu đảm bảo 100% cán bộ công nhân viên, người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ - du lịch trên địa bàn tỉnh đều có Thẻ kiểm soát dịch bệnh.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

Hoàn thành tiêm vắc xin cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành du lịch - dịch vụ để đảm bảo thực hiện cơ chế “hộ chiếu vắc-xin”, “thẻ xanh” trong thời gian tới. Tiếp tục triển khai việc giảm tiền, giảm giá các dịch vụ điện, nước trong thời gian tới đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, nghỉ việc tạm thời đối với nguồn nhân lực trong ngành du lịch…

3. Giải pháp phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường

Phát triển du lịch dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa đặc trưng của Thừa Thiên Huế. Tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với xây dựng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế (Huế - Thành phố 5 di sản, Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài), nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể Di tích Cố đô Huế.

 

 

4. Giải pháp truyền thông, quảng bá du lịch

Xác định các tỉnh, thành đã an toàn sau dịch để kết nối, quảng bá để tiếp tục chiến lược truyền thông “Huế - điểm đến an toàn và thân thiện”. Kích thích du lịch nội tỉnh, tại chỗ. Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành các chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch nội địa. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và cơ sở dịch vụ du lịch tại các địa phương lân cận, các tỉnh thành hết dịch để tổ chức các gói sản phẩm hấp dẫn hoặc các chương trình kích cầu. Xây dựng đề án truyền thông, xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế 2021-2025 với các định hướng và nguồn lực đủ mạnh để làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá hàng năm.

5. Giải pháp kích cầu du lịchbằng các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai cùng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước

- Các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai: Hiệp hội Du lịch tỉnh chủ động tiếp tục phối hợp, tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ tham gia chương trình kích cầu du lịch với hình thức đa dạng (ưu đãi, khuyến mãi, tặng thêm sản phẩm dịch vụ gia tăng, giảm giá trực tiếp,...) để hình thành gói kích cầu mang tính đồng bộ, thống nhất ở địa phương.

- Các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước: thực hiện chính sách giảm phí tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, hệ thống bảo tàng công lập trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu cơ chế để sớm ban hành chính sách hoa hồng cho các đơn vị lữ hành đưa khách đến tham quan các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.

6. Giải pháp hợp tác, kết nối, và hỗ trợ lẫn nhau triển khai đẩy mạnh phục hồi, phát triển du lịch

Tăng cường liên kết đẩy mạnh hợp tác giữa các điểm du lịch, vùng liên kết du lịch và các địa phương du lịch nhằm hỗ trợ và nâng cao giá trị các điểm đến du lịch để đón khách trong trạng thái bình thường mới. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác xây dựng  các chuỗi sản phẩm, dịch vụ có tính bổ trợ cho nhau; làm mới, bổ sung giá trị gia tăng cho các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ…

7. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành du lịch

Tạo dựng hệ thống thông tin, các công cụ tiện ích phục vụ khách du lịch, doanh nghiệp du lịch - dịch vụ; đẩy mạnh số hóa dữ liệu di sản, tạo thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông minh và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến thị trường và đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; góp phần thúc đẩy ngành du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng và phát triển bền vững.

8. Giải pháp duy trì nguồn lực và thu hút nhân lực du lịch

Tăng cường hỗ trợ, kết nối với các đơn vị để tháo gỡ những khó khăn trong việc hỗ trợ người lao động du lịch gặp khó khăn trong thời gian qua. Tổ chức các hoạt động giới thiệu, những chính sách thu hút nhân lực du lịch của tỉnh và của các doanh nghiệp du lịch. Có các chính sách riêng hỗ trợ chuyển đổi lao động từ lĩnh vực khác sang du lịch và tái chuyển đổi nhân lực du lịch đã chuyển sang lĩnh vực khác. Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch cấp quốc gia, quốc tế; tổ chức các lễ hội trải đều trong năm của tỉnh nhằm thu hút khách đến Thừa Thiên Huế.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày