Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 13.823
Các nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương
Ngày cập nhật 10/12/2021

Ngày 08 tháng 12 năm 2021, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện như sau:

1. Đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị 04-CT/TW; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị 04-CT/TW và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung Chỉ thị 04-CT/TW và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, tích cực phát hiện, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện bao che, tạo cơ hội cho các đối tượng tẩu tán, che giấu, hợp thức hoá tài sản do tham nhũng.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp lãnh đạo, quản lý; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế

- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; về cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các giai đoạn kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; cơ chế xử lý tài sản bị kê biên, phong toả; sớm khắc phục những bất cập, vướng mắc trong kê biên tài sản, phong toả tài khoản, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

- Nghiên cứu rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra, tố tụng hình sự, thi hành án dân sự và các quy định pháp luật liên quan theo hướng bổ sung cho thanh tra viên thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế; xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong toả tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử. Kịp thời cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo hướng dẫn của cơ quan Trung ương; quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện kiểm soát tài sản chặt chẽ, hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có, tạo thuận lợi cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

3. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, giữa các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, thanh tra, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự; kịp thời áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, đất đai, phong toả tài khoản ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, trong đó: Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá trình điều tra, xác minh các vụ việc tham nhũng, kinh tế phải triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để khẩn trương làm rõ hành vi phạm tội, tài sản bị chiếm đoạt, nơi tẩu tán, cất giữ tài sản đã chiếm đoạt, tài sản của đối tượng để tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật; Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát  điều tra, truy tố, chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác minh làm rõ tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, tài sản thuộc quyền sở hữu của bị can để thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; Tòa án nhân dân trong quá trình xét xử cần làm rõ tài sản phạm tội mà có, tài sản là công cụ, phương tiện phạm tội để tịch thu sung ngân sách Nhà nước; xem xét áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm về tham nhũng, kinh tế theo quy định của pháp luật; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về chuyển giao bản án, tài liệu liên quan đến tài sản bị kê biên, phong tỏa; kịp thời đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; Cơ quan thi hành án dân sự cần chủ động, tích cực trong xác minh điều kiện thi hành án; áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Chủ động phối hợp với người được thi hành án để kịp thời xử lý theo pháp luật đối với tài sản đã kê biên, phong tỏa, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; đồng thời, tích cực xác minh, truy tìm và xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án; Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, thu hồi tài sản tham nhũng. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (tài nguyên và môi trường, xây dựng, bảo hiểm xã hội, ngân hàng, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các tổ chức hành nghề công chứng…) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong việc xác minh thông tin, áp dụng các biện pháp thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác thu hồi tài sản.

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò và hiệu quả giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và khuyến khích các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giám sát, phản ánh, tố giác tài sản bất minh và sai phạm trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

5. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự

Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh tập trung lãnh đạo, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm, chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn hiện nay./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày