Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.824.779
Truy cập hiện tại 14.400
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sauTết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Ngày cập nhật 06/12/2021

Ngày  01 tháng 12 năm 2021, Ban Chỉ đạo 389/TTH ban hành Kế hoạch số 190/KH-BCĐ 389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra các nội dung triển khai như sau:

-Xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng hàng không. Phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng; kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua bán online, qua mạng xã hội (facebook, zalo…) để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng từbiên giới, cửa khẩu vào nội địa, tập trung vào các mặt hàng: pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như: thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, trái cây, ma túy, vũ khí, pháo nổ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, hàng điện tử, mỹ phẩm,thời trang cao cấp.

- Chủ động tổ chức thực hiện công tác phối hợp trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

Đồng thời, Kế hoạch cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện:

- Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các mặt hàng tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên Đán như: pháo, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá; mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất như xăng dầu, thép, linh kiện điện tử…; các đối tượng cầm đầu, chủ mưu về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các đối tượng lợi dụng danh nghĩa hoặc phương tiện của cơ quan Nhà nước để buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả; các đối tượng là người Việt Nam đang làm ăn ở nước ngoài, là người nước ngoài vào Việt Nam lợi dụng chính sách đầu tư, liên doanh, liên kết kinh doanh nhằm móc nối với người Việt Nam ở trong nước để buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, tiền tệ, kim loại quý, đá quý qua biên giới; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động rửa tiền, trốn thuế thông qua thương mại quốc tế; các đối tượng lợi dụng hình thức quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.Nhanh chóng điều tra làm rõ, đề nghị truy tố các vụ án liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm; nêu cao tinh thần trách nhiệm, đấu tranh chống tham nhũng và các hành vi tiêu cực, bảo kê, bao che cho vi phạm và tội phạm. Phát động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.Tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu theo Quy chế số 5394/QC-CAT-QLTT ngày 8/10/2021 quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và Cục Quản lý thị trường về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

- Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm hành vikinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, mua bán trao đổi hàng hóa trên sàn giao dịch điện tử, mua bán hàng online, mạng xã hội và các hành vi gian lận thương mại khác. Đặc biệt lưu ý đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng kém chất lượng; các mặt hàng liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid 19.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như Hải quan, Thuế, Công an tỉnh trong công tác phòng ngừa đấu tranh chống buôn lậu theo Quy chế số 5394/QC-CAT-QLTT ngày 8/10/2021 quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và Cục Quản lý thị trường về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

- Cục Hải quan tỉnh: Chỉ đạo Đội Kiểm soát Hải quan vàcác Chi cục Hải quan trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng hàng không quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát hải quan; tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu trong dịp Tết, đồng thời vẫn phải đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tuần tra, kiểm soát biên giới đường bộ và trên biển.

-Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòng tỉnh: Tăng cường lực lượng kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới đường bộ, đường biển (trọng điểm là các đường mòn, lối mở biên giới, cảng biển…). Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh triệt phá các điểm tập kết, tụ điểm chứa hàng nhập lậu trong khu vực biên giới. Ngăn chặn không để các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới, vận chuyển trái phép hàng hóa, vũ khí, vật liệu nổ…vào địa bàn tỉnh.Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan như: Hải quan, Công an, Kiểm lâm, Quản lý thị trường,…xây dựng kế hoạch tuần tra, chốt chặn tại các tuyến đường có khả năng các đối tượng lợi dụng mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa.

- Cục Thuế tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm traviệc sử dụng, quản lý, lưu giữ hóa đơn và hồ sơ mua bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và hàng hóa của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực biên giới để ngăn chặn sử dụng hóa đơn hợp thức hóa hàng nhập lậu. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả liên quan đến công tác quản lý thuế.

- Sở Công Thương: Chủ động theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.

- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ: Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành phối hợp kiểm tra, kiểm dịch các loại hoa quả, đồ uống, thực phẩm, gia súc, gia cầm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, không để ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.Tăng cường quản lý chất lượng, nguồn gốc dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.Tăng cường công tác quản lý đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thông thường phục vụ Tết Nguyên đán (hàng đóng gói sẵn, lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường khác), đồ chơi trẻ em, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, vàng trang sức mỹ nghệ.

-Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách trên các tuyến giao thông (trọng điểm là các khu vực nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe, các phương tiện là ôtô chở khách từ các tỉnh biên giới về).

- Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phản ánh tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

-Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế: Chỉ đạo các các phòng, ban chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng phối hợp kiểm tra, kiểm soát khi có yêu cầu.

-Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/TTH và các cơ quan thành viên kịp thời đưa tin công khai các vụ việc phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm; chỉ đạo tăng cường chất lượng phóng sự, tin, bài về lĩnh vực này.

-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chỉ đạo Mặt trận, đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành và chính quyền địa phương tổ chức triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động phong trào “nhân dân tích cực tham gia công tác phát hiện, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại”.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày