Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Biên bản vi phạm hành chính những nội dung cần lưu ý và hướng xử lý các sai sót thường gặp
Ngày cập nhật 04/04/2024

Biên bản vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Lập biên bản vi phạm hành chính là một thủ tục được thực hiện trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Qua tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, một biên bản vi phạm hành chính hợp pháp khi được lập phải theo đúng quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính - sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý vi phạm hành chính), Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định về chủ thể (người có thẩm quyền) lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể.

 

Thực tiễn triển khai thực hiện nhận thấy, người có thẩm quyền vẫn còn có một số sai sót liên quan đến nội dung này đó là: Biên bản vi phạm hành chính được lập bởi người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, lập biên bản vi phạm hành chính quá thời hạn quy định và còn lúng túng trong xử lý khi biên bản vi phạm hành chính có sai sót,… ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, trong phạm vi bài viết, tác giải xin trao đổi một số nội dung về biên bản vi phạm hành chính như sau:

Chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây: Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Và tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định chung về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc về người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản đối với vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, đã liệt kê các chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, đó là:

(i) Người có thẩm quyền xử phạt;

(ii) Công chức, viên chức;

(iii) Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

(iv) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Và cần lưu ý rằng: Tại điều này, nghị định cũng nêu rõ các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Như vậy, để xác định chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cần căn cứ vào các quy định cụ thể tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Và cũng cần hết sức lưu ý về chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc đối với trường hợp một nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều nghị định.

Ví dụ: Điều 82 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xác định vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền lập biên bản của mình

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền cần xác định hành vi vi phạm hành chính đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không, nếu thuộc thẩm quyền thì bước tiếp theo như thế nào, trường hợp không thuộc thẩm quyền thì xử lý ra sao. Về vấn đề này, cần chú ý những nội dung sau:

- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

- Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền (Biên bản làm việc này là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính).

Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính

Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật, và tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

- Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

- Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;

- Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

Hướng xử lý đối với biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung theo quy định

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, chẳng hạn các nội dung như: Thời gian, địa điểm lập biên bản; Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại; Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; Quyền và thời hạn giải trình,… thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Đối với trường hợp biên bản vi phạm hành chính bị lập sai thẩm quyền

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập bởi người không có thẩm quyền lập biên bản theo quy định của pháp luật thì không được coi là biên bản vi phạm hành chính. Do vậy, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước có thể tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính mà không vi phạm nguyên tắc “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Hi vọng, với những nội dung trao đổi nêu trên sẽ góp phần nhỏ cho cán bộ, công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ về xử phạt vi phạm hành chính có thêm những nội dung thiết thực trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và biên bản vi phạm hành chính nói riêng./. 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.326.754
Lượt truy cập hiện tại 5.337
Biên bản vi phạm hành chính những nội dung cần lưu ý và hướng xử lý các sai sót thường gặp
Ngày cập nhật 04/04/2024

Biên bản vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Lập biên bản vi phạm hành chính là một thủ tục được thực hiện trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Qua tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, một biên bản vi phạm hành chính hợp pháp khi được lập phải theo đúng quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính - sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý vi phạm hành chính), Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định về chủ thể (người có thẩm quyền) lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể.

 

Thực tiễn triển khai thực hiện nhận thấy, người có thẩm quyền vẫn còn có một số sai sót liên quan đến nội dung này đó là: Biên bản vi phạm hành chính được lập bởi người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, lập biên bản vi phạm hành chính quá thời hạn quy định và còn lúng túng trong xử lý khi biên bản vi phạm hành chính có sai sót,… ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, trong phạm vi bài viết, tác giải xin trao đổi một số nội dung về biên bản vi phạm hành chính như sau:

Chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây: Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Và tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định chung về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc về người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản đối với vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, đã liệt kê các chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, đó là:

(i) Người có thẩm quyền xử phạt;

(ii) Công chức, viên chức;

(iii) Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

(iv) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Và cần lưu ý rằng: Tại điều này, nghị định cũng nêu rõ các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Như vậy, để xác định chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cần căn cứ vào các quy định cụ thể tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Và cũng cần hết sức lưu ý về chủ thể có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc đối với trường hợp một nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều nghị định.

Ví dụ: Điều 82 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xác định vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền lập biên bản của mình

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền cần xác định hành vi vi phạm hành chính đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không, nếu thuộc thẩm quyền thì bước tiếp theo như thế nào, trường hợp không thuộc thẩm quyền thì xử lý ra sao. Về vấn đề này, cần chú ý những nội dung sau:

- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

- Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền (Biên bản làm việc này là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính).

Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính

Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật, và tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

- Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

- Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;

- Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

Hướng xử lý đối với biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung theo quy định

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, chẳng hạn các nội dung như: Thời gian, địa điểm lập biên bản; Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại; Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; Quyền và thời hạn giải trình,… thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Đối với trường hợp biên bản vi phạm hành chính bị lập sai thẩm quyền

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập bởi người không có thẩm quyền lập biên bản theo quy định của pháp luật thì không được coi là biên bản vi phạm hành chính. Do vậy, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước có thể tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính mà không vi phạm nguyên tắc “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Hi vọng, với những nội dung trao đổi nêu trên sẽ góp phần nhỏ cho cán bộ, công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ về xử phạt vi phạm hành chính có thêm những nội dung thiết thực trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và biên bản vi phạm hành chính nói riêng./. 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày