Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
Ngày cập nhật 28/12/2023

1. Quy định chung

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là một trong 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính (gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất). Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính[1]. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây: Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề; vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề[2].

Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình[3].

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: (1) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; (2) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn[4]. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ[5].

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó[6].

  2. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn[7]

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn

- Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính[8].

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết[9].

- Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm. Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó[10].

- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính[11].

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạm phải đình chỉ ngay một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt.

- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất[12].

c) Việc áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt[13].

- Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ quan có liên quan[14].

-  Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết[15].

- Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây[16]:

Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ./.

 


[1] Điều 21 Luật Xử lý phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý phạm hành chính)

[2] Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính  phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

[3] Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý phạm hành chính.

[4] Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[5] Điều 25 Luật Xử lý phạm hành chính

[6] Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý phạm hành chính

[7] Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[8] Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[9] Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[10] Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[11] Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[12] Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[13] Khoản 3 Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[14] Khoản 4 Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[15] Khoản 5 Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[16] Khoản 7 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.325.934
Lượt truy cập hiện tại 4.776
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
Ngày cập nhật 28/12/2023

1. Quy định chung

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là một trong 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính (gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất). Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính[1]. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây: Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề; vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề[2].

Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình[3].

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: (1) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; (2) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn[4]. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ[5].

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó[6].

  2. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn[7]

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn

- Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính[8].

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết[9].

- Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm. Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó[10].

- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính[11].

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạm phải đình chỉ ngay một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt.

- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất[12].

c) Việc áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt[13].

- Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ quan có liên quan[14].

-  Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết[15].

- Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây[16]:

Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ./.

 


[1] Điều 21 Luật Xử lý phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý phạm hành chính)

[2] Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính  phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

[3] Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý phạm hành chính.

[4] Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[5] Điều 25 Luật Xử lý phạm hành chính

[6] Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý phạm hành chính

[7] Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[8] Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[9] Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[10] Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[11] Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[12] Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

[13] Khoản 3 Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[14] Khoản 4 Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[15] Khoản 5 Điều 80 Luật Xử lý phạm hành chính

[16] Khoản 7 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày