|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia Ngày cập nhật 26/02/2013 Anh N có 01 chiếc xe mô tô đã được trưng dụng để truy bắt các đối tượng, phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Chiếc xe này sau đó đã bị hư hỏng nặng và không có khả năng khôi phục lại. Anh N tiến hành các thủ tục như thế nào để đề nghị giải quyết đền bù thiệt hại? Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia quy định thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản như sau:
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình trực tiếp quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có thẩm quyền những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định việc đền bù.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ra quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho các đối tượng bị thiệt hại về tài sản tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị thiệt hại về tài sản có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh giá trị tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại và các tài liệu liên quan khác (nếu có) để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết đền bù thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại về tài sản thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản biết việc xử lý theo quy định nêu trên. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
6. Trường hợp đền bù thiệt hại từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Đối tượng bị thiệt hại về tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo thẩm quyền quyết định mức đền bù.
Như vậy, anh N có thể đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại (hồ sơ giấy tờ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP nêu trên). Do anh N không thuộc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý nên sau khi xem xét, kết luận về yêu cầu đền bù, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi anh N cư trú xem xét, đền bù tùy theo giá trị tài sản đền bù (nếu thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10 triệu đồng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét; nếu từ 10 triệu đồng trở trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét). Việc giải quyết đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản được cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thông báo đến anh N, nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại thì có văn bản thông báo rõ lý do.
Các tin khác
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi... |
|
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm... |
|
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”... |
|
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.215.385 Lượt truy cập hiện tại 3.979
|
|
|
Thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia Ngày cập nhật 26/02/2013 Anh N có 01 chiếc xe mô tô đã được trưng dụng để truy bắt các đối tượng, phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Chiếc xe này sau đó đã bị hư hỏng nặng và không có khả năng khôi phục lại. Anh N tiến hành các thủ tục như thế nào để đề nghị giải quyết đền bù thiệt hại? Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia quy định thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản như sau:
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình trực tiếp quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có thẩm quyền những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định việc đền bù.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ra quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho các đối tượng bị thiệt hại về tài sản tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị thiệt hại về tài sản có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh giá trị tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại và các tài liệu liên quan khác (nếu có) để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết đền bù thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại về tài sản thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản biết việc xử lý theo quy định nêu trên. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
6. Trường hợp đền bù thiệt hại từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Đối tượng bị thiệt hại về tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo thẩm quyền quyết định mức đền bù.
Như vậy, anh N có thể đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại (hồ sơ giấy tờ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP nêu trên). Do anh N không thuộc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý nên sau khi xem xét, kết luận về yêu cầu đền bù, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi anh N cư trú xem xét, đền bù tùy theo giá trị tài sản đền bù (nếu thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10 triệu đồng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét; nếu từ 10 triệu đồng trở trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét). Việc giải quyết đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản được cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thông báo đến anh N, nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại thì có văn bản thông báo rõ lý do.
Các tin khác
|
|
|