Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quyền thừa kế của con ngoài giá thú
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Chị L sống chung với anh M là một người đàn ông góa vợ từ đầu năm 2004 nhưng không đăng ký kết hôn và có hai đứa con chung dưới 18 tuổi. Tháng 4-2011, anh M đột ngột qua đời không để lại di chúc, dẫn đến việc các con của anh M với bà vợ trước tranh chấp quyền hưởng di sản với chị L là một căn nhà mặt tiền có giá trị. Xin hỏi chị L và hai người con của chị có quyền thừa kế đối với di sản của ông M không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trường hợp nam và nữ hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Như vậy, về mặt pháp luật thì quan hệ vợ chồng của chị L không được công nhận, anh M  không để lại di chúc, phần di sản của anh M sẽ được chia theo pháp luật.
Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
b) Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
Bộ luật dân sự năm 2005 không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu chị L có đầy đủ chứng cứ để chứng minh hai người con của chị là con của anh M thì hai người con của chị vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng di sản thừa kế.
Nếu gia đình anh M không đồng ý cho con chung của chị L và anh M được hưởng di sản thừa kế thì chị L là người đại diện cho hai người con của chị khởi kiện yêu cầu tòa án chia thừa kế theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai cháu.
Nếu có tranh chấp về tài sản thì quyền lợi của chị sẽ được giải quyết dựa trên nguyên tắc: Những tài sản anh chị tạo lập trong thời gian sống chung sẽ được chia đôi có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; tài sản nào chị chứng minh được là của riêng chị thì chị được hưởng.
Như vậy, tài sản của chị bao gồm tài sản mà chị chứng minh được là của riêng chị cùng với phần tài sản mà chị được chia từ tài sản chung của hai người.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi...
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm...
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”...
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.215.385
Lượt truy cập hiện tại 6.113
Quyền thừa kế của con ngoài giá thú
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Chị L sống chung với anh M là một người đàn ông góa vợ từ đầu năm 2004 nhưng không đăng ký kết hôn và có hai đứa con chung dưới 18 tuổi. Tháng 4-2011, anh M đột ngột qua đời không để lại di chúc, dẫn đến việc các con của anh M với bà vợ trước tranh chấp quyền hưởng di sản với chị L là một căn nhà mặt tiền có giá trị. Xin hỏi chị L và hai người con của chị có quyền thừa kế đối với di sản của ông M không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trường hợp nam và nữ hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Như vậy, về mặt pháp luật thì quan hệ vợ chồng của chị L không được công nhận, anh M  không để lại di chúc, phần di sản của anh M sẽ được chia theo pháp luật.
Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
b) Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
Bộ luật dân sự năm 2005 không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu chị L có đầy đủ chứng cứ để chứng minh hai người con của chị là con của anh M thì hai người con của chị vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng di sản thừa kế.
Nếu gia đình anh M không đồng ý cho con chung của chị L và anh M được hưởng di sản thừa kế thì chị L là người đại diện cho hai người con của chị khởi kiện yêu cầu tòa án chia thừa kế theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai cháu.
Nếu có tranh chấp về tài sản thì quyền lợi của chị sẽ được giải quyết dựa trên nguyên tắc: Những tài sản anh chị tạo lập trong thời gian sống chung sẽ được chia đôi có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; tài sản nào chị chứng minh được là của riêng chị thì chị được hưởng.
Như vậy, tài sản của chị bao gồm tài sản mà chị chứng minh được là của riêng chị cùng với phần tài sản mà chị được chia từ tài sản chung của hai người.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày