|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ đã thành niên Ngày cập nhật 16/11/2012 Tình huống: Cha mẹ của cháu G chết trong một vụ tai nạn lao động từ khi cháu G còn nhỏ. Cháu G được bác ruột nhận làm giám hộ nuôi cháu. Nay cháu G được 18 tuổi đã đi làm và có thể tự nuôi sống bản thân. Cháu G muốn đề nghị bác không phải giám hộ cho cháu nữa có được không? Việc chấm dứt giám hộ được quy định trong trường hợp nào và hậu quả chấm dứt việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời (có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc chấm dứt việc giám hộ được quy định trong các trường hợp sau đây:
1. Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Người được giám hộ chết.
3. Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
4. Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Trong trường hợp này cháu G đã đủ 18 tuổi thì cháu là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 22 về mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Bộ luật dân sự năm 2005 về hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bác của cháu G đương nhiên không còn là người giám hộ của cháu G nữa và cháu G không cần phải yêu cầu chấm dứt việc giám hộ.
Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2005 năm 2005 quy định hậu quả chấm dứt việc giám hộ như sau: Khi việc giám hộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ của người được giám hộ.
Do đó, trong trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy dịnh của pháp luật về thừa kế và thông báo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú.
Việc thanh toán tài sản được thực hiện dưới sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Các tin khác
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi... |
|
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm... |
|
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”... |
|
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.215.385 Lượt truy cập hiện tại 6.138
|
|
|
Chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ đã thành niên Ngày cập nhật 16/11/2012 Tình huống: Cha mẹ của cháu G chết trong một vụ tai nạn lao động từ khi cháu G còn nhỏ. Cháu G được bác ruột nhận làm giám hộ nuôi cháu. Nay cháu G được 18 tuổi đã đi làm và có thể tự nuôi sống bản thân. Cháu G muốn đề nghị bác không phải giám hộ cho cháu nữa có được không? Việc chấm dứt giám hộ được quy định trong trường hợp nào và hậu quả chấm dứt việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời (có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc chấm dứt việc giám hộ được quy định trong các trường hợp sau đây:
1. Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Người được giám hộ chết.
3. Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
4. Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Trong trường hợp này cháu G đã đủ 18 tuổi thì cháu là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 22 về mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Bộ luật dân sự năm 2005 về hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bác của cháu G đương nhiên không còn là người giám hộ của cháu G nữa và cháu G không cần phải yêu cầu chấm dứt việc giám hộ.
Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2005 năm 2005 quy định hậu quả chấm dứt việc giám hộ như sau: Khi việc giám hộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ của người được giám hộ.
Do đó, trong trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy dịnh của pháp luật về thừa kế và thông báo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú.
Việc thanh toán tài sản được thực hiện dưới sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Các tin khác
|
|
|