Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Con trai chị M nghiện ma túy nên tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời chỉ định chị M làm người đại diện theo pháp luật của cháu. Vừa qua, cháu mang xe máy (giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên) đi bán. Xin hỏi việc con chị M bán chiếc xe máy có được pháp luật công nhận hay không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày".
Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: "Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện".
Theo các quy định nêu trên, việc con trai chị M, người đã bị tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc dù giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên), không có sự đồng ý của chị M, là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, chị M có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi...
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm...
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”...
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.215.385
Lượt truy cập hiện tại 6.137
Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Con trai chị M nghiện ma túy nên tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời chỉ định chị M làm người đại diện theo pháp luật của cháu. Vừa qua, cháu mang xe máy (giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên) đi bán. Xin hỏi việc con chị M bán chiếc xe máy có được pháp luật công nhận hay không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày".
Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: "Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện".
Theo các quy định nêu trên, việc con trai chị M, người đã bị tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc dù giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên), không có sự đồng ý của chị M, là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, chị M có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày