Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Về việc khó khăn liên quan đến thẩm quyền đăng ký khai tử , thay đổi hộ tịch
Ngày cập nhật 23/03/2022

Ngày 26/01/2022, Sở Tư pháp đã có công văn số 145/STP-HCTP gửi Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế về việc tổng hợp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền đăng ký khai tử. Triển khai thực hiện đã nhận được báo cáo của các Phòng Tư pháp: Thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và huyện Nam Đông (Các Phòng Tư pháp còn lại không có báo cáo) Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

 

1. Về thẩm quyền đăng ký khai tử.

Thẩm quyền đăng ký khai tử đã được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật hộ tịch. Đối với việc đăng ký khai tử cho người chết đã lâu đã được quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp cũng đã có nhiều công văn xin ý kiến Bộ Tư pháp và hướng dẫn địa phương, gần nhất là Công văn 1765/STP-HCTP ngày 26/10/2020 hướng dẫn việc đăng ký khai tử cho người chết đã lâu.

Qua xem xét, Sở Tư pháp ghi nhận và đánh giá cao những nội dung có tính thực tế với nhiều nội dung khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền, nghiệp vụ và nhiều vấn đề đặt ra đối với việc đăng ký khai tử cho những trường hợp chết đã lâu tại báo cáo số 111/PTP-HT ngày 25/2/2022 của Phòng Tư pháp thành phố Huế .

Đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo công chức Tư pháp hộ tịch thực hiện nghiêm quy định Luật hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP và các văn bản hướng dẫn liên quan về đăng ký khai tử nhất là những trường hợp đã đăng ký khai tử cho người chết đã lâu. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc thì tổng hợp kèm hồ sơ báo cáo xin ý kiến Sở Tư pháp.

Đồng thời chỉ đạo công chức tư pháp cấp xã trên địa bàn báo cáo những nội dung phát sinh tương tự như báo cáo của Phòng Tư pháp thành phố Huế, tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp xem xét có hướng dẫn; tổ chức hội nghị chuyên đề về nội dung này, hoặc báo cáo xin ý kiến Bộ Tư pháp.

2. Về các trường hợp khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền đăng ký khai tử

- Đối với trường hợp ông Phạm Hữu Quân, sinh ngày 01/10/1979, chết ngày 10/6/2015 do tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo điều kiện cho người dân, đề nghị Phòng Tư pháp thành phố Huế chỉ đạo UBND xã Phú Thanh hướng dẫn người dân cung cấp ảnh bia mộ, ảnh đám tang, 02 người làm chứng biết rõ sự việc… Lấy ý kiến người vợ (nếu có), đồng thời phối hợp với địa phương (Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn) xác minh về sự kiện chết, đám tang… nếu có đủ cơ sở thì xem xét giải quyết.

- Đối với trường hợp ông Lê Văn Thẻo sinh năm 1937 (do Phòng Tư thành phố Huế báo cáo) và ông B người họ Hồ, phường Thủy Dương (do Phòng Tư pháp thị xã Hương Thủy báo cáo) đề nghị các Phòng Tư pháp tập hợp hồ sơ gửi Sở Tư pháp xem xét, hướng dẫn.

3. Về việc thay đổi quê quán

Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch thì: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Do vậy, về nguyên tắc, quê quán của con được xác định theo quê quán của cha đẻ hoặc mẹ đẻ (thông tin này phù hợp với giấy tờ tùy thân của cha/mẹ) từ khi đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật.

Pháp luật hộ tịch hiện hành chưa có quy định về việc thay đổi quê quán, bổ sung quê quán, kể cả đối với trường hợp trẻ là con của người ngoài giá thú, đã xác định quê quán theo quê quán của mẹ, sau đó làm thủ tục nhận cha con.

Trên cơ sở công văn số 253/HTQTCT-HT ngày 02/3/2018 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp, đối với những thay đổi quê quán để đảm bảo quyền lợi của người dân nhất là trẻ em, đề nghị Phòng Tư pháp báo cáo những trường hợp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã để Sở Tư pháp xem xét từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, có cơ sở để Sở Tư pháp tổng hợp, kiến nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực -Bộ Tư pháp đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi đối với quy định này tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP và các văn bản liên quan./.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.216.633
Lượt truy cập hiện tại 14.849
Về việc khó khăn liên quan đến thẩm quyền đăng ký khai tử , thay đổi hộ tịch
Ngày cập nhật 23/03/2022

Ngày 26/01/2022, Sở Tư pháp đã có công văn số 145/STP-HCTP gửi Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế về việc tổng hợp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền đăng ký khai tử. Triển khai thực hiện đã nhận được báo cáo của các Phòng Tư pháp: Thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và huyện Nam Đông (Các Phòng Tư pháp còn lại không có báo cáo) Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

 

1. Về thẩm quyền đăng ký khai tử.

Thẩm quyền đăng ký khai tử đã được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật hộ tịch. Đối với việc đăng ký khai tử cho người chết đã lâu đã được quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp cũng đã có nhiều công văn xin ý kiến Bộ Tư pháp và hướng dẫn địa phương, gần nhất là Công văn 1765/STP-HCTP ngày 26/10/2020 hướng dẫn việc đăng ký khai tử cho người chết đã lâu.

Qua xem xét, Sở Tư pháp ghi nhận và đánh giá cao những nội dung có tính thực tế với nhiều nội dung khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền, nghiệp vụ và nhiều vấn đề đặt ra đối với việc đăng ký khai tử cho những trường hợp chết đã lâu tại báo cáo số 111/PTP-HT ngày 25/2/2022 của Phòng Tư pháp thành phố Huế .

Đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo công chức Tư pháp hộ tịch thực hiện nghiêm quy định Luật hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP và các văn bản hướng dẫn liên quan về đăng ký khai tử nhất là những trường hợp đã đăng ký khai tử cho người chết đã lâu. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc thì tổng hợp kèm hồ sơ báo cáo xin ý kiến Sở Tư pháp.

Đồng thời chỉ đạo công chức tư pháp cấp xã trên địa bàn báo cáo những nội dung phát sinh tương tự như báo cáo của Phòng Tư pháp thành phố Huế, tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp xem xét có hướng dẫn; tổ chức hội nghị chuyên đề về nội dung này, hoặc báo cáo xin ý kiến Bộ Tư pháp.

2. Về các trường hợp khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền đăng ký khai tử

- Đối với trường hợp ông Phạm Hữu Quân, sinh ngày 01/10/1979, chết ngày 10/6/2015 do tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo điều kiện cho người dân, đề nghị Phòng Tư pháp thành phố Huế chỉ đạo UBND xã Phú Thanh hướng dẫn người dân cung cấp ảnh bia mộ, ảnh đám tang, 02 người làm chứng biết rõ sự việc… Lấy ý kiến người vợ (nếu có), đồng thời phối hợp với địa phương (Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn) xác minh về sự kiện chết, đám tang… nếu có đủ cơ sở thì xem xét giải quyết.

- Đối với trường hợp ông Lê Văn Thẻo sinh năm 1937 (do Phòng Tư thành phố Huế báo cáo) và ông B người họ Hồ, phường Thủy Dương (do Phòng Tư pháp thị xã Hương Thủy báo cáo) đề nghị các Phòng Tư pháp tập hợp hồ sơ gửi Sở Tư pháp xem xét, hướng dẫn.

3. Về việc thay đổi quê quán

Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch thì: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Do vậy, về nguyên tắc, quê quán của con được xác định theo quê quán của cha đẻ hoặc mẹ đẻ (thông tin này phù hợp với giấy tờ tùy thân của cha/mẹ) từ khi đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật.

Pháp luật hộ tịch hiện hành chưa có quy định về việc thay đổi quê quán, bổ sung quê quán, kể cả đối với trường hợp trẻ là con của người ngoài giá thú, đã xác định quê quán theo quê quán của mẹ, sau đó làm thủ tục nhận cha con.

Trên cơ sở công văn số 253/HTQTCT-HT ngày 02/3/2018 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp, đối với những thay đổi quê quán để đảm bảo quyền lợi của người dân nhất là trẻ em, đề nghị Phòng Tư pháp báo cáo những trường hợp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã để Sở Tư pháp xem xét từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, có cơ sở để Sở Tư pháp tổng hợp, kiến nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực -Bộ Tư pháp đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi đối với quy định này tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP và các văn bản liên quan./.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày