|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Sự khác nhau giữa người thành niên và người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật dân sự Ngày cập nhật 16/10/2012 Tình huống: Người thành niên và người chưa thành niên có gì khác nhau trong quan hệ pháp luật dân sự? Trả lời (có tính chất tham khảo)
Ðiều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
Người thành niên là người đã phát triển hoàn chỉnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Căn cứ vào đặc điểm thể chất và trí tuệ của từng nhóm đối tượng như trên, pháp luật nước ta có những chế định riêng đối với nhóm đối tượng này trong từng lĩnh vực cụ thể, như: Dân sự, hình sự, xử phạt vi phạm hành chính,…
Trong quy định pháp luật dân sự, điểm khác biệt cơ bản của người thành niên và người chưa thành niên là năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo quy định các Điều 19, 20, 21, 22, 23 Bộ luật Dân sự năm 2005, năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:
- Đối với người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định như sau:
+ Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người không có năng lực hành vi dân sự: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
Ngọc Hiền Các tin khác
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi... |
|
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm... |
|
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”... |
|
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.215.385 Lượt truy cập hiện tại 6.137
|
|
|
Sự khác nhau giữa người thành niên và người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật dân sự Ngày cập nhật 16/10/2012 Tình huống: Người thành niên và người chưa thành niên có gì khác nhau trong quan hệ pháp luật dân sự? Trả lời (có tính chất tham khảo)
Ðiều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
Người thành niên là người đã phát triển hoàn chỉnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Căn cứ vào đặc điểm thể chất và trí tuệ của từng nhóm đối tượng như trên, pháp luật nước ta có những chế định riêng đối với nhóm đối tượng này trong từng lĩnh vực cụ thể, như: Dân sự, hình sự, xử phạt vi phạm hành chính,…
Trong quy định pháp luật dân sự, điểm khác biệt cơ bản của người thành niên và người chưa thành niên là năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo quy định các Điều 19, 20, 21, 22, 23 Bộ luật Dân sự năm 2005, năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:
- Đối với người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định như sau:
+ Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người không có năng lực hành vi dân sự: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
Ngọc Hiền Các tin khác
|
|
|