Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quyền kết hôn
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Anh K và bạn gái yêu nhau đã 3 năm, dự định sẽ tiến tới hôn nhân. Khi đặt vấn đề cưới xin thì cha mẹ hai bên đều không đồng ý, một bên phản đối vì không “hợp tuổi”, một bên phản đối vì khác biệt tôn giáo. Mặc dù vậy, anh K và bạn gái vẫn kiên quyết muốn được đăng ký kết hôn. Quyết định của anh K và bạn gái có được pháp luật cho phép không? 

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.
Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo...”.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, việc cha mẹ hai bên không đồng ý cho con mình kết hôn là vi phạm quy định của pháp luật. Nếu hai người yêu nhau, tự nguyện và quyết tâm đến với nhau thì hoàn toàn có quyền kết hôn và đi đăng ký kết hôn nếu không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.
Hai bạn có thể tiến hành đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi...
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm...
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”...
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.215.385
Lượt truy cập hiện tại 5.713
Quyền kết hôn
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Anh K và bạn gái yêu nhau đã 3 năm, dự định sẽ tiến tới hôn nhân. Khi đặt vấn đề cưới xin thì cha mẹ hai bên đều không đồng ý, một bên phản đối vì không “hợp tuổi”, một bên phản đối vì khác biệt tôn giáo. Mặc dù vậy, anh K và bạn gái vẫn kiên quyết muốn được đăng ký kết hôn. Quyết định của anh K và bạn gái có được pháp luật cho phép không? 

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.
Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo...”.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, việc cha mẹ hai bên không đồng ý cho con mình kết hôn là vi phạm quy định của pháp luật. Nếu hai người yêu nhau, tự nguyện và quyết tâm đến với nhau thì hoàn toàn có quyền kết hôn và đi đăng ký kết hôn nếu không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.
Hai bạn có thể tiến hành đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày