Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Công văn số 992/STP-HCTP V/v trả lời một số khó khăn liên quan đến đăng ký khai sinh
Ngày cập nhật 04/06/2021

Ngày 06/5/2021, Sở Tư pháp đã có Công văn số 799/STP-HCTP đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế báo cáo nhanh việc đăng ký khai sinh trước và trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND, qua báo cáo của các Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

 

I. Về việc phối hợp với Công an tỉnh thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 23/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện Dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân

Sở Tư pháp dự kiến sẽ có cuộc họp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan để trao đổi một số nội dung phối hợp liên quan về đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, Chứng minh nhân dân hết hạn, ... phục vụ cho việc cấp Căn cước công dân và thu thập dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tạm thời chưa tổ chức cuộc họp như đã nêu.

Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế, Sở Tư pháp sẽ có Công văn trao đổi với Công an tỉnh xem xét, phối hợp trong thời gian tới.

II. Một số vướng mắc và kiến nghị của các Phòng Tư pháp

1. Vướng mắc: Hiện nay đối với một số hồ sơ người lớn tuổi khi đăng ký lại khai sinh đối chiếu tàng thư công an thể hiện công dân họ khác với họ của bố mẹ rất khó để làm khai sinh. Đối với những trường hợp tuổi đã cao khi đăng ký lại khai sinh thì chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ con rất khó để cung cấp vì cha, mẹ của họ đã chết quá lâu không còn giấy tờ, bản thân họ cũng không nhớ cha, mẹ sinh năm bao nhiêu, trên bia mộ cũng không thể hiện được năm sinh, năm chết, không có gia phả hoặc các giấy tờ có liên quan hoặc cha/mẹ mất tích mà không xuất trình được bản án/quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyên đã mất tích, các trường hợp không nhớ rõ nơi đăng ký khai sinh trước đây, các giấy tờ không thống nhất, do đó công chức tư pháp phải thực hiện xác minh tại nhiều cơ quan công an khác nhau mất thời gian giải quyết hồ sơ. (Phòng Tư pháp: Hương Trà, Quảng Điền, A Lưới, Hương Thủy, Phú Lộc, thành phố Huế)

Trả lời:

-Về vướng mắc: Hiện nay đối với một số hồ sơ người lớn tuổi khi đăng ký lại khai sinh đối chiếu tàng thư công an thể hiện công dân họ khác với họ của bố mẹ gặp nhiều khó khăn để làm khai sinh:

Khoản 1 Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo họ tên khai sinh của người đó”, Bộ Luật Dân sự năm 2005 không quy định rõ nguyên tắc xác định họ của con (theo họ của cha, hoặc họ của mẹ). Từ thời điểm Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (có hiệu lực ngày 17/6/2008) thì việc xác định họ cho con  mới được quy định cụ thể, theo nguyên tắc: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của mẹ” (điểm e khoản 1, Mục II).

Như vậy, những trường hợp đăng ký khai sinh trước ngày 17/6/2008 mà không theo họ cha hoặc họ của mẹ (kể cả trường hợp con ngoài giá thú) là do quy định của pháp luật giai đoạn đó chưa đầy đủ, rõ ràng nên cần chấp nhận yếu tố lịch sử, cho phép người dân tiếp tục sử dụng họ, chữ đệm, tên đang có, không phải làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.

Đối với những trường hợp đăng ký khai sinh sau ngày 17/6/2008 mà không mang họ cha hoặc họ của mẹ thì được xác định là có sai sót khi đăng ký hộ tịch, phải thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch để đảm bảo thống nhất, phù hợp với pháp luật.

Do vậy, đề nghị địa phương khi đăng ký khai sinh đối với các trường hợp trên cần thực hiện:

- Yêu cầu xuất trình toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cá nhân để kiểm tra, xác định thông tin.

    - Xác minh tại tàng thư Công an huyện để làm căn cứ đăng ký lại khai sinh.

- Tiến hành kiểm tra, xác minh trên thực tế tại địa phương.

Nếu kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tại địa phương, tại tàng thư công an và tại giấy tờ người dân xuất trình đều thể hiện thống nhất về họ tên thì tiến hành đăng ký lại khai sinh theo kết quả kiểm tra, xác minh. Nếu qua kiểm tra, xác minh họ của con không cùng với họ của cha, cũng đăng ký theo kết quả thực tế đã xác minh được.

Trường hợp phát hiện có thông tin sai sót hoặc vô lý thì căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, khẳng định thông tin nào là đúng và thực hiện đăng ký khai sinh theo thông tin đó.

Sau khi đăng ký khai sinh, căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn công dân điều chỉnh các giấy tờ liên quan cho thống nhất.

(Để giảm bớt áp lực thủ tục hành chính của người dân và cơ quan đăng ký hộ tịch khi thực hiện các thủ tục đăng ký khai sinh, bổ sung ngày tháng sinh vào phục vụ cho yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp CCCD, trên cơ sở Công văn số 667/HTQTCT-HT ngày 11/6/2018 và Công văn 406/HTQTCT-HT ngày 20/4/2021 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực- Bộ Tư pháp gửi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Sở Tư pháp dự kiến sẽ đề nghị Công an tỉnh xem xét: Đối với người từ đủ 60 tuổi trở lên mà trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh, khi họ có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân không yêu cầu công dân bổ sung Giấy khai sinh (không yêu cầu công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh), cơ quan Công an chủ động kiểm tra, xác minh để xác định ngày, tháng sinh của người đó.

Trường hợp tra cứu, xác minh mà không có ngày, tháng sinh thì vận dụng hướng dẫn cho công dân viết cam đoan về ngày, tháng sinh. Nếu người dân không xác định được ngày, tháng sinh thì đề nghị xác định theo ngày 01 tháng 01 của năm sinh. Trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh).

- Về vướng mắc liên quan đến đăng ký lại khai sinh cho những người có độ tuổi đã cao khó khăn trong việc xác minh mối quan hệ cha, mẹ con, các trường hợp này hầu hết không còn bất kỳ giấy tờ gì, việc xác minh tại tàng thư công an cũng không thể hiện.

Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định: “Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.”.

Như vậy, qua xác minh tại cơ quan Công an mà không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu lập văn bản cam đoan (theo mẫu tại Thông tư số 04/2020/TT-BTP) về thông tin của cha, mẹ, cơ quan đăng ký hộ tịch xác định nội dung theo văn bản cam đoan.

2. Về vướng mắc: Việc xác minh tình trạng sổ bộ hộ tịch trước năm 1975 đối với các tỉnh không có trong danh sách Sở Tư pháp đã cung cấp thì hầu hết các địa phương không nhận được văn bản trả lời, do đó, theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định sau thời gian 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời thì mới tiếp tục giải quyết theo quy định. Như vậy, thời gian xác minh quá lâu, ảnh hưởng đến việc giải quyết hồ sơ cho công dân.

Đối với việc xác minh sổ bộ hộ tịch trước năm 1975, đề nghị Sở Tư pháp tiếp tục có văn bản trao đổi với Sở Tư pháp các tỉnh về việc lưu trữ sổ bộ hộ tịch trước năm 1975 để giảm thời gian chuyển xác minh sổ bộ trong quá trình thụ lý giải quyết hồ sơ đăng ký lại khai sinh cho công dân (thành phố Huế).

Trả lời:

Pháp luật đã có quy định cụ thể sau 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời thì tiếp tục giải quyết theo quy định, vì vậy, đề nghị Phòng Tư pháp thành phố Huế khi phối hợp xác minh thông tin tại các cơ quan liên quan phải thường xuyên liên hệ, đôn đốc các đơn vị phản hồi; đồng thời, cần giải thích trên cơ sở quy định của pháp luật để người dân được rõ.

Theo thống kê của Sở Tư pháp hiện nay đã có các Sở Tư pháp: Bình Thuận, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Tiền Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đồng Tháp, Nghệ An, An Giang và Thừa Thiên Huế thông báo về việc Sổ đăng ký các sự kiện hộ tịch từ năm 1975 trở về trước không còn lưu trữ.

Sở Tư pháp đã có Công văn số 786/STP-HCTP ngày 05/5/2021, Công văn số 985/STP-HCTP ngày 03/6/2021 gửi các Phòng Tư pháp cập nhật tình hình lưu trữ Sổ hộ tịch của các địa phương trên toàn quốc, đề nghị Phòng Tư pháp thành phố Huế và các Phòng Tư pháp thường xuyên cập nhật gửi về cho UBND cấp xã để triển khai thực hiện.

Đồng thời, Sở Tư pháp sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Tư pháp thống kê, triển khai trên toàn quốc nội dung này.

3. Về vướng mắc: Đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh cho những trường hợp lớn tuổi, không có giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, sau khi UBND tiến hành thẩm tra xác minh nhưng không có thông tin đề nghị cho đương sự cam đoan thay cho giấy tờ chứng minh việc tử để ghi thông tin đã chết trong mục nơi thường trú của cha, mẹ” (thành phố Huế);

Trong tờ khai phải có phần cam đoan của người đi đăng ký lại khai sinh, quy định pháp luật cũng chưa được hướng dẫn rõ ràng để cho người dân tự khai vào (Hương Trà).

Trả lời:

Về nội dung này, Sở Tư pháp đã có Công văn số 1765/STP-HCTP ngày 26/10/2020, Công văn số 964/CV-STP ngày 31/5/2021 gửi Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế hướng dẫn như sau:

Nếu tại Tờ khai đăng ký lại khai sinh khai cha mẹ chết, người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình được một những giấy tờ như: Giấy chứng tử, Sơ yếu lý lịch, Gia phả, ảnh bia mộ, giấy tờ khác.... chứng minh việc cha, mẹ chết, thì xem xét giải quyết. Trường hợp người yêu cầu không có thông tin, giấy tờ chứng minh cha, mẹ chết thì vẫn thụ lý, sau đó tiến hành xác minh để làm cơ sở xem xét giải quyết, nếu không có thông tin thì cho phép lập văn bản cam đoan theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP. Vận dụng mẫu Bản cam đoan theo Thông tư 04/2020/TT-BTP để thực hiện.

Do đó, đề nghị các Phòng Tư pháp nghiên cứu, thực hiện.

4. Về vướng mắc:

* Đối với trường hợp giấy CMND hết thời hạn trong thời điểm này nhưng chưa được cấp căn cước công dân thì cần có văn bản hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi khi công dân cần thực hiện các thủ tục liên quan đến hộ tịch, chứng thực (Phú Lộc).

Trả lời:

Sở Tư pháp sẽ phối hợp với Công an tỉnh và các ngành liên quan họp bàn phương án thực hiện.

Tuy nhiên cần lưu ý tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Do vậy, CMND không phải là giấy tờ bắt buộc duy nhất khi xuất trình để đăng ký các sự kiện hộ tịch. Theo đó, người dân có thể xuất trình giấy tờ giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

* Một số trường hợp đăng ký lại khai sinh đã lớn tuổi, đương sự không có giấy CMND, giấy CMND thất lạc hoặc đã hết thời hạn sử dụng không có bất kỳ giấy tờ nào khác có dán ảnh như Giấy phép lái xe… để chứng minh về nhân thân, khi nhập vào phần mềm đăng ký khai sinh, mục giấy tờ tùy thân phần mềm không chấp nhận để trống (thành phố Huế);

*Một số người dân khi đăng ký lại khai sinh do bố mẹ chết sớm, không có vợ chồng và anh chị em ruột, giấy Chứng minh nhân dân nay đã hết hạn sử dụng, không có giấy tờ tùy thân khác thay thế nên gây khó khăn trong quá trình đăng ký lại khai sinh (Hương Thủy).

Trả lời:

Sau khi trao đổi với Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tư pháp được hướng dẫn như sau: Nếu người dân không có CMND hoặc CMND đã hết hạn, nhưng có giấy tờ khác có dán ảnh thì thực hiện thao tác chọn mục Giấy tờ khác sau đó tại ô Số/Tên giấy tờ thì ghi rõ thông tin. Ví dụ: Giấy phép lái xe số XXXX, ngày cấp/nơi cấp.

Lưu ý không được chấp nhận Hộ khẩu là giấy tờ tùy thân.

Trường hợp không có bất cứ giấy tờ gì ngoài Sổ Hộ khẩu thì thực hiện như sau: Hướng dẫn công dân làm Đơn xin xác nhận đang cư trú trên địa bàn, có dán ảnh, ghi đầy đủ các thông tin, nội dung để làm CCCD nhưng do CMND đã hết hạn hoặc đã bị thất lạc. Sau đó người dân mang Đơn, kèm Sổ Hộ khẩu đề nghị cơ quan Công an cấp xã xác nhận nội dung liên quan.

Sau khi có kết quả xác nhận, tại Phần mềm hộ tịch chọn mục Giấy tờ khác, Số/Tên giấy tờ ghi Đơn xác nhận cư trú, ngày cấp là ngày Công an xác nhận, nơi cấp là Cơ quan công an đã xác nhận.

5. Về vướng mắc hồ sơ của bà Trần Thị Bông Hoa: “Sau khi Bà nộp hồ sơ, UBND xã đã tiến hành xác minh, đối chiếu Tàng thư Công an huyện Phú Vang, nội dung Công an huyện cung cấp đúng theo hồ sơ Bà khai. Nhưng khi nhập vào phần mền hộ tịch thì không được chấp nhận, với lý do: Dữ liệu người này trùng với một người ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xác minh Bà Hoa khai, cha mẹ bà sinh đôi 2 chị em, hiện một người ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không hiểu thế nào mà 2 người này có cùng họ, chữ đệm tên, cùng ngày tháng năm sinh, cùng cha, mẹ, chỉ khác nhau số CMND (phần mềm hộ tịch không nhận nên không đăng ký được)” (Phú Vang).

Trả lời:

Nếu kết quả xác minh của UBND xã xác định bà Trần Thị Bông Hoa có chị em sinh đôi hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh là đúng, người này có cùng họ, chữ đệm tên, cùng ngày tháng năm sinh, cùng cha, mẹ với bà Trần Thị Bông Hoa, chỉ khác số CMND thì áp dụng như sau khi nhập vào phần mềm hộ tịch: Thêm 1 dấu cách thứ 2 giữa chữ đệm và tên là lưu được.

6. Về vướng mắc: Đăng ký lại khai sinh cho những trường hợp trước đây đăng ký khai sinh tại địa phương khác phải kiểm tra, xác minh việc lưu trữ sổ hộ tịch tại địa phương như một số xã, huyện, tỉnh sát nhập, thay đổi địa giới hành chính nên người dân không nắm rõ để cung cấp thông tin xác minh (Quảng Điền).

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Công văn số 1024/HTQTCT-HT ngày 13/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp thì: “Trường hợp không xác định được UBND xã nào đã tiếp nhận bàn giao công tác đăng ký, quản lý hộ tịch của công dân trước đây hoặc không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch, thì cho phép công dân lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trước đây và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan đó”.

Căn cứ hướng dẫn trên, đối với trường hợp người đi đăng ký lại khai sinh không biết nơi đăng ký khai sinh trước đây thì đề nghị địa phương vận dụng cho người dân lập văn bản cam đoan về nội dung đã đăng ký khai sinh trước đây. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.

7. Về vướng mắc: Có trường hợp năm sinh của mẹ và người con chỉ cách nhau 5 tuổi (kể cả qua lời khai của công dân và xác minh hồ sơ lưu tại tàng thư cơ quan Công an). Có nhiều trường hợp công dân sống tại địa phương nhưng bố mẹ sống ở nơi khác và việc xác minh quan hệ cha mẹ con gặp nhiều khó khăn do bố mẹ đi kinh tế mới trước năm 1977 khi tàng thư hộ khẩu chưa được lập (Phú Lộc).

Trả lời:

          - Đối với trường hợp năm sinh của mẹ và người con chỉ cách nhau 5 tuổi:

          Tuổi mẹ và con cách nhau năm tuổi là khó xảy ra trong thực tế (mặc dù người dân khai, và tàng thư cơ quan công an đều thể hiện như vậy). Do đó, địa phương cần chủ động xác minh thêm thông tin tại các cơ quan liên quan, đồng thời xác minh trực tiếp thông tin của người mẹ, anh chị em của người con và các cá nhân có liên quan khác… Qua xác minh, thấy có căn cứ, đảm bảo phù hợp thì đăng ký khai sinh theo quy định. Nếu xác minh, kết quả vẫn thể hiện như lời khai, như tàng thư thì do yếu tố lịch sử, vận dụng chấp nhận đăng ký lại khai sinh theo kết quả đã xác minh. Sau này người dân chứng minh được năm sinh thực tế của mẹ (hoặc của con), thì hướng dẫn cải chính hộ tịch cho đúng thực tế.

            - Đối với trường hợp công dân sống tại địa phương nhưng bố mẹ sống ở nơi khác và việc xác minh quan hệ cha mẹ con gặp nhiều khó khăn do bố mẹ đi kinh tế mới trước năm 1977 khi tàng thư hộ khẩu chưa được lập:

Đối với trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch cũng phải có văn bản đề nghị cơ quan công an xác minh theo thẩm quyền. Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư số 04 /2020/TT-BTP.

8. Về vướng mắc: Phần mềm Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của xã Giang Hải không được đồng bộ với xã Vinh Hải cũ (sau khi xã Giang Hải sát nhập từ 2 xã Vinh Hải và Vinh Giang). Phần mềm Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của xã Vinh Hải cũ đã bị khóa nên gây khó khăn cho việc trích lục hồ sơ hộ tịch trên phần mềm hộ tịch khi công dân có yêu cầu (Phú Lộc).

Trả lời:

Đối với các xã thành lập mới theo Nghị quyết số 834/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, việc hiệu chỉnh tài khoản của công chức tư pháp – hộ tịch trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện theo Công văn số 1183/BTP-CNTT ngày 31/03/2020 của Bộ Tư pháp về việc cập nhật tên đơn vị hành chính trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.

Dự kiến trong năm 2021, sau khi Bộ Tư pháp hoàn thành kết nối việc cấp số định danh cá nhân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo thiết kế mới của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế sát nhập giữa các tài khoản của các xã thành lập mới. Trong thời gian này, đề nghị địa phương linh hoạt, chủ động thực hiện các thao tác nghiệp vụ khác ngoài tài khoản bị khóa.

9. Về vướng mắc của Phòng Tư pháp huyện A Lưới, Phòng Tư pháp huyện Nam Đông:

- Nội dung:“Hiện nay, tại các đơn vị: Phú Vinh, A Ngo, Quảng Nhâm (đơn vị Hồng Quảng cũ), Trung Sơn, Hồng Kim, thị trấn A Lưới các trường hợp sai lệch có liên quan đến chế độ chính sách chưa được đăng ký khai sinh. Lý do, việc xác minh tại tàng thư công an huyện chưa thể hiện đầy đủ thông tin; việc liên hệ xác minh tại các nơi khác cấp chế độ khó khăn; công chức Tư pháp – Hộ tịch chờ phương án giải quyết từ cấp trên; bên cạnh đó, người dân còn e ngại khi bản thân có nhiều họ, tên, năm sinh liên quan đến chế độ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến dự án cấp CCCD của tỉnh” (A Lưới).

- Nội dung: Hiện nay trên địa bàn huyện Nam Đông sai lệch về thông tin cá nhân giữa việc hưởng chế độ, chính sách sai lệch với các loại giấy tờ như Sổ hộ khẩu và Giấy CMND còn nhiều. Việc sai lệch này đã tồn tại từ lâu. Trong các trường hợp sai chủ yếu là sai về ngày, tháng, năm sinh, họ tên... đến nay ngành quản lý vẫn không rõ nguyên nhân và khó khăn trong việc thống nhất thông tin để đăng ký khai sinh nhằm xây dựng dữ liệu dân cư (Nam Đông).

Trả lời:

Để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (Gọi tắt là Đề án 896), UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 896 giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quá trình triển khai thu thập thông tin dân cư để phục vụ xây dựng CSDL quốc gia về dân cư đã gặp phải vướng mắc liên quan các trường hợp sai lệch thông tin hộ tịch trên giấy tờ của công dân liên quan đến chế độ, chính sách và vướng mắc ghi tên dân tộc trên sổ hộ khẩu, CMND, tờ khai căn cước công dân trên địa bàn huyện A Lưới. Do đó, để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc nêu trên, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 896 đã có ý kiến Thông báo kết luận (Thông báo số 369/TB-UBND ngày 29/12/2017), như sau:

Về vướng mắc liên quan các trường hợp sai lệch thông tin hộ tịch trên giấy tờ của công dân liên quan đến chế độ, chính sách: Công an tỉnh phối hợp với UBND huyện A Lưới, Sở Tư pháp, cơ quan, đơn vị có liên quan lập hồ sơ hộ tịch cho người dân trên cơ sở xác lập Giấy khai sinh của công dân, thông tin trên Giấy khai sinh khi được xác lập là thông tin chính thức, có giá trị pháp lý duy nhất để xác định các thông tin liên quan hộ tịch gốc.

Sau khi xác lập Giấy khai sinh thì các ngành, địa phương tiến hành điều chỉnh các giấy tờ liên quan theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy thì cơ quan đó điều chỉnh giấy tờ.

Đề nghị Phòng Tư pháp A Lưới, Phòng Tư pháp huyện Nam Đông nghiên cứu cụ thể từng trường hợp, căn cứ quy định của pháp luật về hộ tịch để đăng ký khai sinh cho người dân. Đối với những trường hợp phức tạp, khó khăn với số lượng lớn cần tổng hợp hồ sơ, tham mưu đề xuất UBND huyện A Lưới, UBND huyện Nam Đông báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.

- Đối với nội dung: Trên địa bàn huyện A Lưới, đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên đa số các thông tin về họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh thường sai lệch so với các giấy tờ cá nhân. Đặc biệt, việc sử dụng 02 họ, chữ đệm và tên trong cùng một giấy khai sinh là rất nhiều, nên việc thống nhất 01 họ tên còn gặp vướng mắc. Lý do, cha đẻ, mẹ đẻ sử dụng họ khác nhưng khi xác lập thông tin của con lại họ không phải họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ dẫn đến các giấy tờ cá nhân sai lệch. Việc thay đổi, cải chính không thể giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lại ảnh hưởng đến các giấy tờ cá nhân đã được xác lập với thông tin họ khác của cha, mẹ, nguyện vọng của người yêu cầu lại được điều chỉnh theo hồ sơ cá nhân; đồng thời, việc điều chỉnh thông tin các giấy tờ cá nhân tại các cơ quan có thẩm quyền cấp gặp khó khăn lý do một số đơn vị đã giải thể (A Lưới).

- Đối với nội dung: Trên địa bàn huyện Nam Đông có thành phần các dân tộc Cơ Tu, Pa Cô... sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức pháp luật còn hạn chế, ảnh hưởng bởi tập quán trong việc đặt họ,tên cho con. Do đó, hiện nay trên địa bàn huyện Nam Đông còn một số trường hợp họ của con khác họ của cha hoặc một người có nhiều họ, năm sinh khác nhau như họ bằng tiếng dân tộc Cơ tu và họ bằng tiếng kinh.

Ví dụ 1: Thông tin trong chế độ được hưởng chính sách có họ tên là Hồ Ray; thông tin trong hộ khẩu có họ tên là Ra Pát A Ray; Thông tin trong giấy chứng minh nhân có họ tên là Hồ A Ray.

Ví dụ 2: Thông tin trong chế độ được hưởng chính sách có họ tên là Hồ Thị Mim, sinh năm 1937; thông tin trong hộ khẩu có họ tên là BNướch Thị Mim (Kim Thị Mim) sinh năm 1937; Thông tin trong giấy chứng minh nhân có họ tên là Đoàn Thị Mim sinh năm 1947 (Nam Đông).

Trả lời:

Đối với những vướng mắc này, đề nghị Phòng Tư pháp huyện A Lưới, Phòng Tư pháp huyện Nam Đông nghiên cứu nội dung Sở Tư pháp trả lời tại vướng mắc 1 (công văn này) và Công văn số 833/STP-HCTP ngày 11/5/2021 của Sở Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký khai sinh cho UBND xã Thượng Long, huyện Nam Đông để hướng dẫn địa phương thực hiện. Đối với những trường hợp khó khăn, phức tạp, báo cáo đề xuất kèm hồ sơ để Sở Tư pháp xem xét có ý kiến hướng dẫn.

10. Việc phối hợp trong công tác tra cứu, khai thác thông tin tại cơ quan công an.

Vướng mắc: Hiện nay, qua phản ánh của công chức tư pháp-hộ tịch, kết quả việc tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu tại Công an thành phố không được xác nhận của cơ quan Công an (công chức Tư pháp tra cứu hồ sơ trực tiếp, tự ghi lại nội dung để làm căn cứ giải quyết hồ sơ), nhiều trường hợp khi cần sao lục hồ sơ tàng thư thì công chức Tư pháp phải kê khai theo mẫu đơn và mất nhiều thời gian mới nhận được kết quả sao lục từ phía cơ quan công an.

Bên cạnh đó, qua phản ánh của UBND cấp phường thì hiện nay việc trả lời văn bản xác minh của cơ quan công an thành phố gửi còn chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết hồ sơ cho công dân (Thành phố Huế).

Trả lời: Nội dung này Sở Tư pháp sẽ có văn bản trao đổi với Công an tỉnh để đề nghị xem xét chỉ đạo.

 Trên đây là một số nội dung Sở Tư pháp trao đổi, hướng dẫn về việc đăng ký lại khai sinh, đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế nghiên cứu, triển khai thực hiện./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 6.502
Công văn số 992/STP-HCTP V/v trả lời một số khó khăn liên quan đến đăng ký khai sinh
Ngày cập nhật 04/06/2021

Ngày 06/5/2021, Sở Tư pháp đã có Công văn số 799/STP-HCTP đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế báo cáo nhanh việc đăng ký khai sinh trước và trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND, qua báo cáo của các Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

 

I. Về việc phối hợp với Công an tỉnh thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 23/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện Dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân

Sở Tư pháp dự kiến sẽ có cuộc họp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan để trao đổi một số nội dung phối hợp liên quan về đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, Chứng minh nhân dân hết hạn, ... phục vụ cho việc cấp Căn cước công dân và thu thập dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tạm thời chưa tổ chức cuộc họp như đã nêu.

Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế, Sở Tư pháp sẽ có Công văn trao đổi với Công an tỉnh xem xét, phối hợp trong thời gian tới.

II. Một số vướng mắc và kiến nghị của các Phòng Tư pháp

1. Vướng mắc: Hiện nay đối với một số hồ sơ người lớn tuổi khi đăng ký lại khai sinh đối chiếu tàng thư công an thể hiện công dân họ khác với họ của bố mẹ rất khó để làm khai sinh. Đối với những trường hợp tuổi đã cao khi đăng ký lại khai sinh thì chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ con rất khó để cung cấp vì cha, mẹ của họ đã chết quá lâu không còn giấy tờ, bản thân họ cũng không nhớ cha, mẹ sinh năm bao nhiêu, trên bia mộ cũng không thể hiện được năm sinh, năm chết, không có gia phả hoặc các giấy tờ có liên quan hoặc cha/mẹ mất tích mà không xuất trình được bản án/quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyên đã mất tích, các trường hợp không nhớ rõ nơi đăng ký khai sinh trước đây, các giấy tờ không thống nhất, do đó công chức tư pháp phải thực hiện xác minh tại nhiều cơ quan công an khác nhau mất thời gian giải quyết hồ sơ. (Phòng Tư pháp: Hương Trà, Quảng Điền, A Lưới, Hương Thủy, Phú Lộc, thành phố Huế)

Trả lời:

-Về vướng mắc: Hiện nay đối với một số hồ sơ người lớn tuổi khi đăng ký lại khai sinh đối chiếu tàng thư công an thể hiện công dân họ khác với họ của bố mẹ gặp nhiều khó khăn để làm khai sinh:

Khoản 1 Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo họ tên khai sinh của người đó”, Bộ Luật Dân sự năm 2005 không quy định rõ nguyên tắc xác định họ của con (theo họ của cha, hoặc họ của mẹ). Từ thời điểm Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (có hiệu lực ngày 17/6/2008) thì việc xác định họ cho con  mới được quy định cụ thể, theo nguyên tắc: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của mẹ” (điểm e khoản 1, Mục II).

Như vậy, những trường hợp đăng ký khai sinh trước ngày 17/6/2008 mà không theo họ cha hoặc họ của mẹ (kể cả trường hợp con ngoài giá thú) là do quy định của pháp luật giai đoạn đó chưa đầy đủ, rõ ràng nên cần chấp nhận yếu tố lịch sử, cho phép người dân tiếp tục sử dụng họ, chữ đệm, tên đang có, không phải làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.

Đối với những trường hợp đăng ký khai sinh sau ngày 17/6/2008 mà không mang họ cha hoặc họ của mẹ thì được xác định là có sai sót khi đăng ký hộ tịch, phải thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch để đảm bảo thống nhất, phù hợp với pháp luật.

Do vậy, đề nghị địa phương khi đăng ký khai sinh đối với các trường hợp trên cần thực hiện:

- Yêu cầu xuất trình toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cá nhân để kiểm tra, xác định thông tin.

    - Xác minh tại tàng thư Công an huyện để làm căn cứ đăng ký lại khai sinh.

- Tiến hành kiểm tra, xác minh trên thực tế tại địa phương.

Nếu kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tại địa phương, tại tàng thư công an và tại giấy tờ người dân xuất trình đều thể hiện thống nhất về họ tên thì tiến hành đăng ký lại khai sinh theo kết quả kiểm tra, xác minh. Nếu qua kiểm tra, xác minh họ của con không cùng với họ của cha, cũng đăng ký theo kết quả thực tế đã xác minh được.

Trường hợp phát hiện có thông tin sai sót hoặc vô lý thì căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, khẳng định thông tin nào là đúng và thực hiện đăng ký khai sinh theo thông tin đó.

Sau khi đăng ký khai sinh, căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn công dân điều chỉnh các giấy tờ liên quan cho thống nhất.

(Để giảm bớt áp lực thủ tục hành chính của người dân và cơ quan đăng ký hộ tịch khi thực hiện các thủ tục đăng ký khai sinh, bổ sung ngày tháng sinh vào phục vụ cho yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp CCCD, trên cơ sở Công văn số 667/HTQTCT-HT ngày 11/6/2018 và Công văn 406/HTQTCT-HT ngày 20/4/2021 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực- Bộ Tư pháp gửi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Sở Tư pháp dự kiến sẽ đề nghị Công an tỉnh xem xét: Đối với người từ đủ 60 tuổi trở lên mà trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh, khi họ có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân không yêu cầu công dân bổ sung Giấy khai sinh (không yêu cầu công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh), cơ quan Công an chủ động kiểm tra, xác minh để xác định ngày, tháng sinh của người đó.

Trường hợp tra cứu, xác minh mà không có ngày, tháng sinh thì vận dụng hướng dẫn cho công dân viết cam đoan về ngày, tháng sinh. Nếu người dân không xác định được ngày, tháng sinh thì đề nghị xác định theo ngày 01 tháng 01 của năm sinh. Trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh).

- Về vướng mắc liên quan đến đăng ký lại khai sinh cho những người có độ tuổi đã cao khó khăn trong việc xác minh mối quan hệ cha, mẹ con, các trường hợp này hầu hết không còn bất kỳ giấy tờ gì, việc xác minh tại tàng thư công an cũng không thể hiện.

Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định: “Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.”.

Như vậy, qua xác minh tại cơ quan Công an mà không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu lập văn bản cam đoan (theo mẫu tại Thông tư số 04/2020/TT-BTP) về thông tin của cha, mẹ, cơ quan đăng ký hộ tịch xác định nội dung theo văn bản cam đoan.

2. Về vướng mắc: Việc xác minh tình trạng sổ bộ hộ tịch trước năm 1975 đối với các tỉnh không có trong danh sách Sở Tư pháp đã cung cấp thì hầu hết các địa phương không nhận được văn bản trả lời, do đó, theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định sau thời gian 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời thì mới tiếp tục giải quyết theo quy định. Như vậy, thời gian xác minh quá lâu, ảnh hưởng đến việc giải quyết hồ sơ cho công dân.

Đối với việc xác minh sổ bộ hộ tịch trước năm 1975, đề nghị Sở Tư pháp tiếp tục có văn bản trao đổi với Sở Tư pháp các tỉnh về việc lưu trữ sổ bộ hộ tịch trước năm 1975 để giảm thời gian chuyển xác minh sổ bộ trong quá trình thụ lý giải quyết hồ sơ đăng ký lại khai sinh cho công dân (thành phố Huế).

Trả lời:

Pháp luật đã có quy định cụ thể sau 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời thì tiếp tục giải quyết theo quy định, vì vậy, đề nghị Phòng Tư pháp thành phố Huế khi phối hợp xác minh thông tin tại các cơ quan liên quan phải thường xuyên liên hệ, đôn đốc các đơn vị phản hồi; đồng thời, cần giải thích trên cơ sở quy định của pháp luật để người dân được rõ.

Theo thống kê của Sở Tư pháp hiện nay đã có các Sở Tư pháp: Bình Thuận, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Tiền Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đồng Tháp, Nghệ An, An Giang và Thừa Thiên Huế thông báo về việc Sổ đăng ký các sự kiện hộ tịch từ năm 1975 trở về trước không còn lưu trữ.

Sở Tư pháp đã có Công văn số 786/STP-HCTP ngày 05/5/2021, Công văn số 985/STP-HCTP ngày 03/6/2021 gửi các Phòng Tư pháp cập nhật tình hình lưu trữ Sổ hộ tịch của các địa phương trên toàn quốc, đề nghị Phòng Tư pháp thành phố Huế và các Phòng Tư pháp thường xuyên cập nhật gửi về cho UBND cấp xã để triển khai thực hiện.

Đồng thời, Sở Tư pháp sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Tư pháp thống kê, triển khai trên toàn quốc nội dung này.

3. Về vướng mắc: Đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh cho những trường hợp lớn tuổi, không có giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, sau khi UBND tiến hành thẩm tra xác minh nhưng không có thông tin đề nghị cho đương sự cam đoan thay cho giấy tờ chứng minh việc tử để ghi thông tin đã chết trong mục nơi thường trú của cha, mẹ” (thành phố Huế);

Trong tờ khai phải có phần cam đoan của người đi đăng ký lại khai sinh, quy định pháp luật cũng chưa được hướng dẫn rõ ràng để cho người dân tự khai vào (Hương Trà).

Trả lời:

Về nội dung này, Sở Tư pháp đã có Công văn số 1765/STP-HCTP ngày 26/10/2020, Công văn số 964/CV-STP ngày 31/5/2021 gửi Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế hướng dẫn như sau:

Nếu tại Tờ khai đăng ký lại khai sinh khai cha mẹ chết, người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình được một những giấy tờ như: Giấy chứng tử, Sơ yếu lý lịch, Gia phả, ảnh bia mộ, giấy tờ khác.... chứng minh việc cha, mẹ chết, thì xem xét giải quyết. Trường hợp người yêu cầu không có thông tin, giấy tờ chứng minh cha, mẹ chết thì vẫn thụ lý, sau đó tiến hành xác minh để làm cơ sở xem xét giải quyết, nếu không có thông tin thì cho phép lập văn bản cam đoan theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP. Vận dụng mẫu Bản cam đoan theo Thông tư 04/2020/TT-BTP để thực hiện.

Do đó, đề nghị các Phòng Tư pháp nghiên cứu, thực hiện.

4. Về vướng mắc:

* Đối với trường hợp giấy CMND hết thời hạn trong thời điểm này nhưng chưa được cấp căn cước công dân thì cần có văn bản hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi khi công dân cần thực hiện các thủ tục liên quan đến hộ tịch, chứng thực (Phú Lộc).

Trả lời:

Sở Tư pháp sẽ phối hợp với Công an tỉnh và các ngành liên quan họp bàn phương án thực hiện.

Tuy nhiên cần lưu ý tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Do vậy, CMND không phải là giấy tờ bắt buộc duy nhất khi xuất trình để đăng ký các sự kiện hộ tịch. Theo đó, người dân có thể xuất trình giấy tờ giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

* Một số trường hợp đăng ký lại khai sinh đã lớn tuổi, đương sự không có giấy CMND, giấy CMND thất lạc hoặc đã hết thời hạn sử dụng không có bất kỳ giấy tờ nào khác có dán ảnh như Giấy phép lái xe… để chứng minh về nhân thân, khi nhập vào phần mềm đăng ký khai sinh, mục giấy tờ tùy thân phần mềm không chấp nhận để trống (thành phố Huế);

*Một số người dân khi đăng ký lại khai sinh do bố mẹ chết sớm, không có vợ chồng và anh chị em ruột, giấy Chứng minh nhân dân nay đã hết hạn sử dụng, không có giấy tờ tùy thân khác thay thế nên gây khó khăn trong quá trình đăng ký lại khai sinh (Hương Thủy).

Trả lời:

Sau khi trao đổi với Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tư pháp được hướng dẫn như sau: Nếu người dân không có CMND hoặc CMND đã hết hạn, nhưng có giấy tờ khác có dán ảnh thì thực hiện thao tác chọn mục Giấy tờ khác sau đó tại ô Số/Tên giấy tờ thì ghi rõ thông tin. Ví dụ: Giấy phép lái xe số XXXX, ngày cấp/nơi cấp.

Lưu ý không được chấp nhận Hộ khẩu là giấy tờ tùy thân.

Trường hợp không có bất cứ giấy tờ gì ngoài Sổ Hộ khẩu thì thực hiện như sau: Hướng dẫn công dân làm Đơn xin xác nhận đang cư trú trên địa bàn, có dán ảnh, ghi đầy đủ các thông tin, nội dung để làm CCCD nhưng do CMND đã hết hạn hoặc đã bị thất lạc. Sau đó người dân mang Đơn, kèm Sổ Hộ khẩu đề nghị cơ quan Công an cấp xã xác nhận nội dung liên quan.

Sau khi có kết quả xác nhận, tại Phần mềm hộ tịch chọn mục Giấy tờ khác, Số/Tên giấy tờ ghi Đơn xác nhận cư trú, ngày cấp là ngày Công an xác nhận, nơi cấp là Cơ quan công an đã xác nhận.

5. Về vướng mắc hồ sơ của bà Trần Thị Bông Hoa: “Sau khi Bà nộp hồ sơ, UBND xã đã tiến hành xác minh, đối chiếu Tàng thư Công an huyện Phú Vang, nội dung Công an huyện cung cấp đúng theo hồ sơ Bà khai. Nhưng khi nhập vào phần mền hộ tịch thì không được chấp nhận, với lý do: Dữ liệu người này trùng với một người ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xác minh Bà Hoa khai, cha mẹ bà sinh đôi 2 chị em, hiện một người ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không hiểu thế nào mà 2 người này có cùng họ, chữ đệm tên, cùng ngày tháng năm sinh, cùng cha, mẹ, chỉ khác nhau số CMND (phần mềm hộ tịch không nhận nên không đăng ký được)” (Phú Vang).

Trả lời:

Nếu kết quả xác minh của UBND xã xác định bà Trần Thị Bông Hoa có chị em sinh đôi hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh là đúng, người này có cùng họ, chữ đệm tên, cùng ngày tháng năm sinh, cùng cha, mẹ với bà Trần Thị Bông Hoa, chỉ khác số CMND thì áp dụng như sau khi nhập vào phần mềm hộ tịch: Thêm 1 dấu cách thứ 2 giữa chữ đệm và tên là lưu được.

6. Về vướng mắc: Đăng ký lại khai sinh cho những trường hợp trước đây đăng ký khai sinh tại địa phương khác phải kiểm tra, xác minh việc lưu trữ sổ hộ tịch tại địa phương như một số xã, huyện, tỉnh sát nhập, thay đổi địa giới hành chính nên người dân không nắm rõ để cung cấp thông tin xác minh (Quảng Điền).

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Công văn số 1024/HTQTCT-HT ngày 13/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp thì: “Trường hợp không xác định được UBND xã nào đã tiếp nhận bàn giao công tác đăng ký, quản lý hộ tịch của công dân trước đây hoặc không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch, thì cho phép công dân lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trước đây và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan đó”.

Căn cứ hướng dẫn trên, đối với trường hợp người đi đăng ký lại khai sinh không biết nơi đăng ký khai sinh trước đây thì đề nghị địa phương vận dụng cho người dân lập văn bản cam đoan về nội dung đã đăng ký khai sinh trước đây. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.

7. Về vướng mắc: Có trường hợp năm sinh của mẹ và người con chỉ cách nhau 5 tuổi (kể cả qua lời khai của công dân và xác minh hồ sơ lưu tại tàng thư cơ quan Công an). Có nhiều trường hợp công dân sống tại địa phương nhưng bố mẹ sống ở nơi khác và việc xác minh quan hệ cha mẹ con gặp nhiều khó khăn do bố mẹ đi kinh tế mới trước năm 1977 khi tàng thư hộ khẩu chưa được lập (Phú Lộc).

Trả lời:

          - Đối với trường hợp năm sinh của mẹ và người con chỉ cách nhau 5 tuổi:

          Tuổi mẹ và con cách nhau năm tuổi là khó xảy ra trong thực tế (mặc dù người dân khai, và tàng thư cơ quan công an đều thể hiện như vậy). Do đó, địa phương cần chủ động xác minh thêm thông tin tại các cơ quan liên quan, đồng thời xác minh trực tiếp thông tin của người mẹ, anh chị em của người con và các cá nhân có liên quan khác… Qua xác minh, thấy có căn cứ, đảm bảo phù hợp thì đăng ký khai sinh theo quy định. Nếu xác minh, kết quả vẫn thể hiện như lời khai, như tàng thư thì do yếu tố lịch sử, vận dụng chấp nhận đăng ký lại khai sinh theo kết quả đã xác minh. Sau này người dân chứng minh được năm sinh thực tế của mẹ (hoặc của con), thì hướng dẫn cải chính hộ tịch cho đúng thực tế.

            - Đối với trường hợp công dân sống tại địa phương nhưng bố mẹ sống ở nơi khác và việc xác minh quan hệ cha mẹ con gặp nhiều khó khăn do bố mẹ đi kinh tế mới trước năm 1977 khi tàng thư hộ khẩu chưa được lập:

Đối với trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch cũng phải có văn bản đề nghị cơ quan công an xác minh theo thẩm quyền. Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư số 04 /2020/TT-BTP.

8. Về vướng mắc: Phần mềm Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của xã Giang Hải không được đồng bộ với xã Vinh Hải cũ (sau khi xã Giang Hải sát nhập từ 2 xã Vinh Hải và Vinh Giang). Phần mềm Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của xã Vinh Hải cũ đã bị khóa nên gây khó khăn cho việc trích lục hồ sơ hộ tịch trên phần mềm hộ tịch khi công dân có yêu cầu (Phú Lộc).

Trả lời:

Đối với các xã thành lập mới theo Nghị quyết số 834/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, việc hiệu chỉnh tài khoản của công chức tư pháp – hộ tịch trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện theo Công văn số 1183/BTP-CNTT ngày 31/03/2020 của Bộ Tư pháp về việc cập nhật tên đơn vị hành chính trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.

Dự kiến trong năm 2021, sau khi Bộ Tư pháp hoàn thành kết nối việc cấp số định danh cá nhân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo thiết kế mới của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế sát nhập giữa các tài khoản của các xã thành lập mới. Trong thời gian này, đề nghị địa phương linh hoạt, chủ động thực hiện các thao tác nghiệp vụ khác ngoài tài khoản bị khóa.

9. Về vướng mắc của Phòng Tư pháp huyện A Lưới, Phòng Tư pháp huyện Nam Đông:

- Nội dung:“Hiện nay, tại các đơn vị: Phú Vinh, A Ngo, Quảng Nhâm (đơn vị Hồng Quảng cũ), Trung Sơn, Hồng Kim, thị trấn A Lưới các trường hợp sai lệch có liên quan đến chế độ chính sách chưa được đăng ký khai sinh. Lý do, việc xác minh tại tàng thư công an huyện chưa thể hiện đầy đủ thông tin; việc liên hệ xác minh tại các nơi khác cấp chế độ khó khăn; công chức Tư pháp – Hộ tịch chờ phương án giải quyết từ cấp trên; bên cạnh đó, người dân còn e ngại khi bản thân có nhiều họ, tên, năm sinh liên quan đến chế độ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến dự án cấp CCCD của tỉnh” (A Lưới).

- Nội dung: Hiện nay trên địa bàn huyện Nam Đông sai lệch về thông tin cá nhân giữa việc hưởng chế độ, chính sách sai lệch với các loại giấy tờ như Sổ hộ khẩu và Giấy CMND còn nhiều. Việc sai lệch này đã tồn tại từ lâu. Trong các trường hợp sai chủ yếu là sai về ngày, tháng, năm sinh, họ tên... đến nay ngành quản lý vẫn không rõ nguyên nhân và khó khăn trong việc thống nhất thông tin để đăng ký khai sinh nhằm xây dựng dữ liệu dân cư (Nam Đông).

Trả lời:

Để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (Gọi tắt là Đề án 896), UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 896 giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quá trình triển khai thu thập thông tin dân cư để phục vụ xây dựng CSDL quốc gia về dân cư đã gặp phải vướng mắc liên quan các trường hợp sai lệch thông tin hộ tịch trên giấy tờ của công dân liên quan đến chế độ, chính sách và vướng mắc ghi tên dân tộc trên sổ hộ khẩu, CMND, tờ khai căn cước công dân trên địa bàn huyện A Lưới. Do đó, để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc nêu trên, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 896 đã có ý kiến Thông báo kết luận (Thông báo số 369/TB-UBND ngày 29/12/2017), như sau:

Về vướng mắc liên quan các trường hợp sai lệch thông tin hộ tịch trên giấy tờ của công dân liên quan đến chế độ, chính sách: Công an tỉnh phối hợp với UBND huyện A Lưới, Sở Tư pháp, cơ quan, đơn vị có liên quan lập hồ sơ hộ tịch cho người dân trên cơ sở xác lập Giấy khai sinh của công dân, thông tin trên Giấy khai sinh khi được xác lập là thông tin chính thức, có giá trị pháp lý duy nhất để xác định các thông tin liên quan hộ tịch gốc.

Sau khi xác lập Giấy khai sinh thì các ngành, địa phương tiến hành điều chỉnh các giấy tờ liên quan theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy thì cơ quan đó điều chỉnh giấy tờ.

Đề nghị Phòng Tư pháp A Lưới, Phòng Tư pháp huyện Nam Đông nghiên cứu cụ thể từng trường hợp, căn cứ quy định của pháp luật về hộ tịch để đăng ký khai sinh cho người dân. Đối với những trường hợp phức tạp, khó khăn với số lượng lớn cần tổng hợp hồ sơ, tham mưu đề xuất UBND huyện A Lưới, UBND huyện Nam Đông báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.

- Đối với nội dung: Trên địa bàn huyện A Lưới, đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên đa số các thông tin về họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh thường sai lệch so với các giấy tờ cá nhân. Đặc biệt, việc sử dụng 02 họ, chữ đệm và tên trong cùng một giấy khai sinh là rất nhiều, nên việc thống nhất 01 họ tên còn gặp vướng mắc. Lý do, cha đẻ, mẹ đẻ sử dụng họ khác nhưng khi xác lập thông tin của con lại họ không phải họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ dẫn đến các giấy tờ cá nhân sai lệch. Việc thay đổi, cải chính không thể giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lại ảnh hưởng đến các giấy tờ cá nhân đã được xác lập với thông tin họ khác của cha, mẹ, nguyện vọng của người yêu cầu lại được điều chỉnh theo hồ sơ cá nhân; đồng thời, việc điều chỉnh thông tin các giấy tờ cá nhân tại các cơ quan có thẩm quyền cấp gặp khó khăn lý do một số đơn vị đã giải thể (A Lưới).

- Đối với nội dung: Trên địa bàn huyện Nam Đông có thành phần các dân tộc Cơ Tu, Pa Cô... sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức pháp luật còn hạn chế, ảnh hưởng bởi tập quán trong việc đặt họ,tên cho con. Do đó, hiện nay trên địa bàn huyện Nam Đông còn một số trường hợp họ của con khác họ của cha hoặc một người có nhiều họ, năm sinh khác nhau như họ bằng tiếng dân tộc Cơ tu và họ bằng tiếng kinh.

Ví dụ 1: Thông tin trong chế độ được hưởng chính sách có họ tên là Hồ Ray; thông tin trong hộ khẩu có họ tên là Ra Pát A Ray; Thông tin trong giấy chứng minh nhân có họ tên là Hồ A Ray.

Ví dụ 2: Thông tin trong chế độ được hưởng chính sách có họ tên là Hồ Thị Mim, sinh năm 1937; thông tin trong hộ khẩu có họ tên là BNướch Thị Mim (Kim Thị Mim) sinh năm 1937; Thông tin trong giấy chứng minh nhân có họ tên là Đoàn Thị Mim sinh năm 1947 (Nam Đông).

Trả lời:

Đối với những vướng mắc này, đề nghị Phòng Tư pháp huyện A Lưới, Phòng Tư pháp huyện Nam Đông nghiên cứu nội dung Sở Tư pháp trả lời tại vướng mắc 1 (công văn này) và Công văn số 833/STP-HCTP ngày 11/5/2021 của Sở Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký khai sinh cho UBND xã Thượng Long, huyện Nam Đông để hướng dẫn địa phương thực hiện. Đối với những trường hợp khó khăn, phức tạp, báo cáo đề xuất kèm hồ sơ để Sở Tư pháp xem xét có ý kiến hướng dẫn.

10. Việc phối hợp trong công tác tra cứu, khai thác thông tin tại cơ quan công an.

Vướng mắc: Hiện nay, qua phản ánh của công chức tư pháp-hộ tịch, kết quả việc tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu tại Công an thành phố không được xác nhận của cơ quan Công an (công chức Tư pháp tra cứu hồ sơ trực tiếp, tự ghi lại nội dung để làm căn cứ giải quyết hồ sơ), nhiều trường hợp khi cần sao lục hồ sơ tàng thư thì công chức Tư pháp phải kê khai theo mẫu đơn và mất nhiều thời gian mới nhận được kết quả sao lục từ phía cơ quan công an.

Bên cạnh đó, qua phản ánh của UBND cấp phường thì hiện nay việc trả lời văn bản xác minh của cơ quan công an thành phố gửi còn chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết hồ sơ cho công dân (Thành phố Huế).

Trả lời: Nội dung này Sở Tư pháp sẽ có văn bản trao đổi với Công an tỉnh để đề nghị xem xét chỉ đạo.

 Trên đây là một số nội dung Sở Tư pháp trao đổi, hướng dẫn về việc đăng ký lại khai sinh, đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế nghiên cứu, triển khai thực hiện./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày