|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Con chọn dân tộc của mẹ (Pakô) và mang họ của bố (dân tộc Kinh) có được không? Ngày cập nhật 18/10/2012 Tình huống: M là một người đã thành niên, Bố của M là dân tộc Kinh, mẹ của M là dân tộc Pakô. Giấy khai sinh của M hiện đang thể hiện dân tộc và họ của bố. Nay M muốn lấy theo dân tộc mẹ nhưng vẫn mang họ của bố có được không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Trả lời (có tính chất tham khảo)
Dân tộc là một trong những đặc điểm nhân thân cơ bản của cá nhân, có tính bền vững, chỉ có thể được thay đổi trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thay đổi dân tộc cũng là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được pháp luật ghi nhận.
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2005, công dân có quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau :
1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.
2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.
3. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 nêu trên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Căn cứ theo các quy định trên, trường hợp của M được xem xét xác định lại dân tộc theo mẹ. Vì vậy, M có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi M đã đăng ký khai sinh trước đây để được xem xét giải quyết việc xác định lại dân tộc của mình.
Ngọc Hiền Các tin khác
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi... |
|
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm... |
|
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”... |
|
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.215.385 Lượt truy cập hiện tại 6.110
|
|
|
Con chọn dân tộc của mẹ (Pakô) và mang họ của bố (dân tộc Kinh) có được không? Ngày cập nhật 18/10/2012 Tình huống: M là một người đã thành niên, Bố của M là dân tộc Kinh, mẹ của M là dân tộc Pakô. Giấy khai sinh của M hiện đang thể hiện dân tộc và họ của bố. Nay M muốn lấy theo dân tộc mẹ nhưng vẫn mang họ của bố có được không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Trả lời (có tính chất tham khảo)
Dân tộc là một trong những đặc điểm nhân thân cơ bản của cá nhân, có tính bền vững, chỉ có thể được thay đổi trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thay đổi dân tộc cũng là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được pháp luật ghi nhận.
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2005, công dân có quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau :
1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.
2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.
3. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 nêu trên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Căn cứ theo các quy định trên, trường hợp của M được xem xét xác định lại dân tộc theo mẹ. Vì vậy, M có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi M đã đăng ký khai sinh trước đây để được xem xét giải quyết việc xác định lại dân tộc của mình.
Ngọc Hiền Các tin khác
|
|
|