|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài Ngày cập nhật 23/02/2012 Chị Lan là người gốc Việt Nam định cư ở Pháp. Cách đây 6 tháng, chị và gia đình đã sang Việt Nam và cư trú tại thành phố Huế để thực hiện dự án phi chính phủ do Pháp tài trợ. Theo kế hoạch công việc, gia đình chị sẽ sống ở Việt Nam lâu dài nên chị muốn mua một ngôi nhà ở Việt Nam có được không? Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định của Luật Nhà ở, ngoài tổ chức, cá nhân trong nước được sỡ hữu nhà ở tại Việt Nam thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
- Người có quốc tịch Việt Nam;
- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Trong trường hợp người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định nêu trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
Như vậy, chị Lan là người gốc Việt Nam nên chị có thể được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam nếu chị được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.
Các tin khác
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi... |
|
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm... |
|
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”... |
|
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.215.385 Lượt truy cập hiện tại 7.320
|
|
|
Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài Ngày cập nhật 23/02/2012 Chị Lan là người gốc Việt Nam định cư ở Pháp. Cách đây 6 tháng, chị và gia đình đã sang Việt Nam và cư trú tại thành phố Huế để thực hiện dự án phi chính phủ do Pháp tài trợ. Theo kế hoạch công việc, gia đình chị sẽ sống ở Việt Nam lâu dài nên chị muốn mua một ngôi nhà ở Việt Nam có được không? Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định của Luật Nhà ở, ngoài tổ chức, cá nhân trong nước được sỡ hữu nhà ở tại Việt Nam thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
- Người có quốc tịch Việt Nam;
- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Trong trường hợp người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định nêu trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
Như vậy, chị Lan là người gốc Việt Nam nên chị có thể được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam nếu chị được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.
Các tin khác
|
|
|