Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hướng dẫn nghiệp vụ về khai sinh
Ngày cập nhật 09/05/2018

Sở Tư pháp nhận được Đơn đề nghị tư vấn khai sinh của ông Nguyễn Tất Sửu ở tại 418/56 Hồng Bàng, phường 16, quận 11, TP Hồ Chí Minh, trình bày với nội dung: ông có họ, chữ đệm, tên là Nguyễn Tất Sửu, sinh ngày 09/10/1985 tại Bệnh viện Trung ương Huế nhưng chưa được đăng ký khai sinh và hiện không có giấy tờ tùy thân; cha, mẹ đẻ của ông không đăng ký kết hôn, nay mẹ đã chết; cha ông trước đây cư trú tại 247 Bờ Sông Hương, phường Phú Cát, thành phố Huế; hiện ông không có giấy tờ tùy thân và chưa được đăng ký khai sinh, chưa làm Chứng minh nhân dân, chưa đăng ký thường trú/tạm trú, nên không thực hiện được các thủ tục hành chính liên quan đến bản thân.

 

Sau khi nghiên cứu Đơn, căn cứ quy định Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật liên quan, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

1.Về thẩm quyền đăng ký khai sinh

Điều 13 Luật Hộ tịch quy định “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”. Như vậy, thẩm quyền đăng ký khai sinh của ông do Ủy ban nhân dân cấp xã (phường), nơi cha ông cư trú hiện nay thực hiện.

2. Về thủ tục đăng ký khai sinh

Điều 16 Luật Hộ tịch quy định “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh”

Theo Đơn trình bày thì ông được sinh ra tại bệnh viện Trung ương Huế, nên ông có thể liên hệ với bệnh viện Trung ương Huế để đề nghị xem xét cấp lại Giấy chứng sinh theo quy định. Trường hợp vì lý do nào đó ông không được cấp, cấp lại Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải nộp giấy cam đoan về việc sinh và chịu trách nhiệm hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

Do cha, mẹ ông không đăng ký kết hôn nên theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì khi đăng ký khai sinh, có thể kết hợp việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ con cùng một lần.

Thủ tục gồm:

- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu);

- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh (như hướng dẫn trên);

- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

          Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, ông có thể liên hệ Sở Tư pháp (Phòng Hành chính tư pháp) để được tư vấn thêm (điện thoại 0234. 3822939).

Sở Tư pháp trả lời để ông được biết./.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 27 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật TNHH MTV Công Khánh...
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.530.525
Lượt truy cập hiện tại 8.626
Hướng dẫn nghiệp vụ về khai sinh
Ngày cập nhật 09/05/2018

Sở Tư pháp nhận được Đơn đề nghị tư vấn khai sinh của ông Nguyễn Tất Sửu ở tại 418/56 Hồng Bàng, phường 16, quận 11, TP Hồ Chí Minh, trình bày với nội dung: ông có họ, chữ đệm, tên là Nguyễn Tất Sửu, sinh ngày 09/10/1985 tại Bệnh viện Trung ương Huế nhưng chưa được đăng ký khai sinh và hiện không có giấy tờ tùy thân; cha, mẹ đẻ của ông không đăng ký kết hôn, nay mẹ đã chết; cha ông trước đây cư trú tại 247 Bờ Sông Hương, phường Phú Cát, thành phố Huế; hiện ông không có giấy tờ tùy thân và chưa được đăng ký khai sinh, chưa làm Chứng minh nhân dân, chưa đăng ký thường trú/tạm trú, nên không thực hiện được các thủ tục hành chính liên quan đến bản thân.

 

Sau khi nghiên cứu Đơn, căn cứ quy định Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật liên quan, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

1.Về thẩm quyền đăng ký khai sinh

Điều 13 Luật Hộ tịch quy định “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”. Như vậy, thẩm quyền đăng ký khai sinh của ông do Ủy ban nhân dân cấp xã (phường), nơi cha ông cư trú hiện nay thực hiện.

2. Về thủ tục đăng ký khai sinh

Điều 16 Luật Hộ tịch quy định “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh”

Theo Đơn trình bày thì ông được sinh ra tại bệnh viện Trung ương Huế, nên ông có thể liên hệ với bệnh viện Trung ương Huế để đề nghị xem xét cấp lại Giấy chứng sinh theo quy định. Trường hợp vì lý do nào đó ông không được cấp, cấp lại Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải nộp giấy cam đoan về việc sinh và chịu trách nhiệm hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

Do cha, mẹ ông không đăng ký kết hôn nên theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì khi đăng ký khai sinh, có thể kết hợp việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ con cùng một lần.

Thủ tục gồm:

- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu);

- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh (như hướng dẫn trên);

- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

          Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, ông có thể liên hệ Sở Tư pháp (Phòng Hành chính tư pháp) để được tư vấn thêm (điện thoại 0234. 3822939).

Sở Tư pháp trả lời để ông được biết./.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày