Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Xử phạt hành chính về vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Ngày cập nhật 05/03/2012

Bà B ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hỏi : Bà có mở một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng không có biển hiệu. Tháng 9/2011 cơ sở kinh doanh của bà bị đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quảng Điền lập biên bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính vì lý do cơ sở kinh doanh không có biển hiệu, đồng thời yêu cầu bà phải đặt biển hiệu ở cơ sở kinh doanh trong thời gian 2 tháng. Vậy, lý do xử phạt và yêu cầu trên của Đoàn kiểm tra liên ngành có đúng pháp luật không?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)
1. Điều 7 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
c) Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hoá thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hoá bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Điều 11 Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này như sau:
 a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh vi phạm một trong các hành vi sau:
- Không có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm;
- Nơi bày bán không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
d) Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm đối với quy định tại điểm a, b, c nêu trên, trong thời gian 2 tháng phải bổ sung các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định. Nếu quá 2 tháng, tổ chức, cá nhân vẫn không bổ sung đủ điều kiện theo quy định phải ngừng hoạt động cho đến khi bổ sung đủ điều kiện để kinh doanh.
Căn cứ các quy định trên, việc lập biên bản xử phạt của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quảng Điền là đúng pháp luật. Tùy tình hình thực tế, Bà phải chịu mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, bà phải bổ sung biển hiệu kinh doanh trong thời gian 2 tháng, quá thời gian này mà Bà  không thực hiện thì bị ngừng hoạt động cho đến khi bổ sung biển hiệu kinh doanh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi...
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm...
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”...
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.215.385
Lượt truy cập hiện tại 6.137
Xử phạt hành chính về vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Ngày cập nhật 05/03/2012

Bà B ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hỏi : Bà có mở một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng không có biển hiệu. Tháng 9/2011 cơ sở kinh doanh của bà bị đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quảng Điền lập biên bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính vì lý do cơ sở kinh doanh không có biển hiệu, đồng thời yêu cầu bà phải đặt biển hiệu ở cơ sở kinh doanh trong thời gian 2 tháng. Vậy, lý do xử phạt và yêu cầu trên của Đoàn kiểm tra liên ngành có đúng pháp luật không?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)
1. Điều 7 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
c) Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hoá thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hoá bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Điều 11 Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này như sau:
 a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh vi phạm một trong các hành vi sau:
- Không có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm;
- Nơi bày bán không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
d) Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm đối với quy định tại điểm a, b, c nêu trên, trong thời gian 2 tháng phải bổ sung các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định. Nếu quá 2 tháng, tổ chức, cá nhân vẫn không bổ sung đủ điều kiện theo quy định phải ngừng hoạt động cho đến khi bổ sung đủ điều kiện để kinh doanh.
Căn cứ các quy định trên, việc lập biên bản xử phạt của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quảng Điền là đúng pháp luật. Tùy tình hình thực tế, Bà phải chịu mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, bà phải bổ sung biển hiệu kinh doanh trong thời gian 2 tháng, quá thời gian này mà Bà  không thực hiện thì bị ngừng hoạt động cho đến khi bổ sung biển hiệu kinh doanh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày