Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định về chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp người vợ là lao động trong gia đình
Ngày cập nhật 05/03/2012

 Chị Mai vừa tốt nghiệp đại học thì kết hôn với anh Hải - giám đốc công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Với thu nhập và đặc thù công việc của anh Hải là phải đi lại thường xuyên nên anh chị thống nhất chị Mai không đi làm, chỉ ở nhà chăm lo cho gia đình. Sau khi kết hôn một thời gian, nhận thấy anh Hải thường xuyên vắng nhà và hay say xỉn, chị Mai đã có lời khuyên can nhưng anh Hải không nghe, còn đánh và có lời lẽ xúc phạm chị Mai. Nhiều lần rơi vào tình trạng bị chồng đánh và xúc phạm, chị Mai quyết định ly hôn và yêu cầu chồng chia tài sản để bảo đảm cuộc sống. Yêu cầu này của chị Mai có đúng không vì hiện tại chị đang mang thai tháng thứ 5 và hầu hết tài sản trong gia đình đều do anh Hải tạo lập?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

 Trong trường hợp trên, có hai vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, việc chị Mai đơn phương yêu cầu xin ly hôn trong khi đang mang thai có được pháp luật cho phép không; thứ hai, việc yêu cầu chia tài sản của chị Mai trong khi chị không trực tiếp tạo ra thu nhập cho gia đình có đúng không.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”.
Như vậy, việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khi vợ có thai chỉ áp dụng đối với trường hợp người xin ly hôn là người chồng. Do đó, trong trường hợp này, chị Mai vẫn có quyền đơn phương xin ly hôn.
Thứ hai, về yêu cầu chia tài sản của chị Mai:
Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, mặc dù chị Mai không trực tiếp tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng việc chị chăm lo trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Do đó, chị có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc chung, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi...
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm...
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”...
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.215.385
Lượt truy cập hiện tại 6.705
Quy định về chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp người vợ là lao động trong gia đình
Ngày cập nhật 05/03/2012

 Chị Mai vừa tốt nghiệp đại học thì kết hôn với anh Hải - giám đốc công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Với thu nhập và đặc thù công việc của anh Hải là phải đi lại thường xuyên nên anh chị thống nhất chị Mai không đi làm, chỉ ở nhà chăm lo cho gia đình. Sau khi kết hôn một thời gian, nhận thấy anh Hải thường xuyên vắng nhà và hay say xỉn, chị Mai đã có lời khuyên can nhưng anh Hải không nghe, còn đánh và có lời lẽ xúc phạm chị Mai. Nhiều lần rơi vào tình trạng bị chồng đánh và xúc phạm, chị Mai quyết định ly hôn và yêu cầu chồng chia tài sản để bảo đảm cuộc sống. Yêu cầu này của chị Mai có đúng không vì hiện tại chị đang mang thai tháng thứ 5 và hầu hết tài sản trong gia đình đều do anh Hải tạo lập?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

 Trong trường hợp trên, có hai vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, việc chị Mai đơn phương yêu cầu xin ly hôn trong khi đang mang thai có được pháp luật cho phép không; thứ hai, việc yêu cầu chia tài sản của chị Mai trong khi chị không trực tiếp tạo ra thu nhập cho gia đình có đúng không.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”.
Như vậy, việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khi vợ có thai chỉ áp dụng đối với trường hợp người xin ly hôn là người chồng. Do đó, trong trường hợp này, chị Mai vẫn có quyền đơn phương xin ly hôn.
Thứ hai, về yêu cầu chia tài sản của chị Mai:
Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, mặc dù chị Mai không trực tiếp tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng việc chị chăm lo trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Do đó, chị có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc chung, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày