|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Về giấy tờ chứng minh thời gian cư trú ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam Ngày cập nhật 21/02/2012 Anh T là sinh viên Lào đang theo học tại Đại học Huế, hỏi: Pháp luật quốc tịch Việt Nam có quy định điều kiện về thời gian cư trú tại Việt Nam là một trong những điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam không? Để chứng minh về thời gian cư trú thì cần giấy tờ gì? Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì điều kiện “Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam” là một trong những điều kiện để được xem xét cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam (từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam) và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP thì bạn phải nộp bản sao thẻ thường trú trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam để chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam.
Như vậy, một trong những điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam là thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Giấy tờ để chứng minh thời gian thường trú là thẻ thường trú do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
Dương Thị Ngọc Hiền
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Trong khuôn khổ chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/1930-20/10/2024); nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Khối thi... |
|
Thực hiện các Kế hoạch số 1709, 1710/KH-HĐPH ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về tổ chức các Cuộc thi trắc nghiệm... |
|
Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2024, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”... |
|
Nhằm đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 115-QCPH/BCSĐUBND-BCSĐTAND ngày 15/5/2023 về công tác giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.215.385 Lượt truy cập hiện tại 7.298
|
|
|
Về giấy tờ chứng minh thời gian cư trú ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam Ngày cập nhật 21/02/2012 Anh T là sinh viên Lào đang theo học tại Đại học Huế, hỏi: Pháp luật quốc tịch Việt Nam có quy định điều kiện về thời gian cư trú tại Việt Nam là một trong những điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam không? Để chứng minh về thời gian cư trú thì cần giấy tờ gì? Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì điều kiện “Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam” là một trong những điều kiện để được xem xét cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam (từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam) và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP thì bạn phải nộp bản sao thẻ thường trú trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam để chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam.
Như vậy, một trong những điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam là thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Giấy tờ để chứng minh thời gian thường trú là thẻ thường trú do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
Dương Thị Ngọc Hiền
|
|
|