Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội nghị khảo sát, tình hình kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 11/12/2018

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp, trong khuôn khổ Kế hoạch hoạt động của Dự án Jica Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cục Kiểm tra văn bản đã tổ chức Hội nghị “Khảo sát, tình hình kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tại tỉnh Thừa Thiên Huế” (ngày 06/12/2018). Đồng chủ trì Hội nghị gồm có bà Nguyễn Thị Thu Hòe  - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL,  Bà Tsukabe Takako - Cố vấn trưởng dự án Jica và ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Tham dự Hội nghị còn có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo; công chức làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành; Lãnh đạo Phòng Tư pháp, công chức phụ trách công tác văn bản của 9 huyện và một số công chức làm công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

Tại Hội nghị, ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã trình bày Báo cáo tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương trong 02 năm (từ 01/01/2017 đến 31/10/2018).

Bà Lê Thị Uyên đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp Báo cáo đánh giá về tình hình kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương 02 năm (từ 01/01/2017 đến 31/10/2018), nêu lên những ưu điểm và hạn chế của địa phương trong công tác này.

 Các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận rất sôi nổi về thực trạng triển khai công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết các ý kiến đều khẳng định công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL là những nhiệm vụ rất quan trọng, trọng tâm, không thể thiếu trong quy trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL. Đánh giá cao công tác phối hợp thẩm định, kiểm tra, rà soát theo chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp.

Các sở, ban, ngành và Phòng Tư pháp cấp huyện cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc như việc nhận diện văn bản quy phạm pháp luật; việc quy định lặp lại của văn bản quy định chi tiết và đặc biệt là việc quy định tại Điều 30 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao”, việc quy định này đã hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện trong trường hợp quy định biện pháp, chính sách đặc thù tại địa phương được đảm bảo bởi nguồn lực của địa phương.

Các sở, ban, ngành đã xây dựng đội ngũ làm công tác pháp chế nhưng chất lượng chưa ổn định, đội ngũ làm công tác pháp chế thường xuyên bị điều động, luận chuyển hay được bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Tuy nhiên, tính chất công việc những người làm công tác này vô cùng vất vả, “thầm lặng” nhưng chưa được quan tâm xứng đáng… dẫn đến sự tham gia của đội ngũ này vào công tác kiểm tra văn bản mới dừng lại ở một mức độ nhất định. Do đó, mặc dù thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL vẫn có một số hạn chế.

Từ thực trạng đó, các chuyên gia, đại biểu tham dự hội nghị đã trao đổi, thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và chất lượng của đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng giành phần lớn thời gian để hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản cho các công chức trực tiếp làm công tác này tham dự hội nghị. Qua đó, nhiều khó khăn, vướng mắc của địa phương đã được giải đáp, tháo gỡ.

Cũng tại Hội nghị này, Cục Kiểm tra văn bản đã lấy phiếu khảo sát và kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương.

Kết luận Hội nghị bà Nguyễn Thị Thu Hòe - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL một lần nữa khẳng định, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản vô cùng gian truân, đòi hỏi người làm công tác này phải bản lĩnh, có chuyên môn sâu và tâm huyết với nghề.

Đối với các sở, ban, ngành: Bà cũng nhận định trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tỉnh có một phần trách nhiệm và công sức rất lớn của các tổ chức pháp chế. Vì vậy, pháp chế các sở, ban, ngành, địa phương cần nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, bố trí đủ kinh phí và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Tư pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Đối với các Phòng Tư pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; báo cáo trung thực, đầy đủ kết quả thực hiện của công tác này.

Đối với Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và hoàn thiện thể chế về công tác này. Thực hiện trách nhiệm tự kiểm tra ngay sau khi văn bản được ban hành nhằm hạn chế tác hại do hậu quả của văn bản gây ra; xây dựng tốt đội ngũ cộng tác viên, tăng cường năng lực cho đội ngũ lãm công tác văn bản … . Qua đó, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của địa phương trong thời gian tới./.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.531.788
Lượt truy cập hiện tại 9.521