Theo đó, Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 29/NQ-CP, Kết luận số 61-KL/TW, Chỉ thị số 13-CT/TW, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, các giải pháp phù hợp để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với các quy định chung của các Bộ, ngành, Trung ương; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Kế hoạch số 172/KH-UBND.
Kế hoạch triển khai các nội dung cụ thể như sau:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 29/NQ-CP, Kết luận số 61-KL/TW và Chỉ thị số 13-CT/TW đến công chức, viên chức, người lao động
- Phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 29/NQ-CP, Kết luận số 61-KL/TW và Chỉ thị số 13-CT/TW đến lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc tại Hội nghị giao ban công tác định kỳ hàng tháng; triển khai đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động qua hệ thống email công vụ; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững để cùng chung tay bảo vệ.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
3. Tuyên truyền bằng các hình thức khác
a) Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, nhiệm vụ được quy định tại chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp và các văn bản liên quan khác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về lâm nghiệp; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
b) Tuyên truyền, phổ biến trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở; Chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Tư pháp, …về các nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững như công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân để giáo dục phòng ngừa.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật qua đó lồng ghép truyền thông về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững nhằm làm thay đổi căn bản nhận thức, tư duy, hành vi, thói quen trong tiêu dùng, sản xuất, sinh hoạt, tạo động lực thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
d) Hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Nhân dân thông qua hình thức cấp phát miễn phí để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững để nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về vai trò, tác dụng của rừng trong nền kinh tế và môi trường sống của con người; các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; tác hại của việc khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật.
đ) Tuyên truyền thông qua “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”./.