|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
TRIỂN KHAI LUẬT QUẢN LÝ NỢ CÔNG VÀ LUẬT THỦY SẢN Ngày cập nhật 16/04/2018
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Quản lý nợ công và Luật Thủy sản. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên.
Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Luật Quản lý nợ công gồm 10 Chương, 63 Điều, quy định về hoạt động quản lý nợ công bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công. Luật quy định Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; quyết định, điều chỉnh tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề án, dự án và báo cáo về quản lý nợ công do Chính phủ trình; quyết định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước theo quy định của Luật Điều ước quốc tế; yêu cầu Chính phủ báo cáo về tình hình nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công; việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước khi cần thiết. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Nội dung thay đổi quan trọng là nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao cho Bộ Tài chính. Đối với địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; quyết định danh mục các dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương; bố trí ngân sách địa phương để trả nợ đầy đủ, đúng hạn; giải trình, cung cấp thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính quyền địa phương.
Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật gồm 9 chương với 105 điều, quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản. Một số điểm mới quan trọng của Luật, như: Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; Nhà nước giao quyền cho tổ chức cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm tổ chức quản lý nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý; quy định về khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; điều kiện của các cơ sở nuôi trồng thủy sản được rà soát và cắt giảm, nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè hoặc thủy sản nuôi chủ lực phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về thủy sản; thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép đối với các dự án nằm ngoài đường ranh giới 6 hải lý trở ra biển, các dự án nằm trong ranh giới 6 hải lý thuộc thẩm quyền cấp phép cấp tỉnh; thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là 30 năm và cho gia hạn tối đa thêm không quá 20 năm (Luật năm 2003 trước đây là không quá 20 năm); ơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá chỉ được hoạt động khi tổ chức, cá nhân, cơ sở đóng mới, cải hoán được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện bởi cơ quan thẩm quyền là Ủy ban nhân dân tỉnh; quy định về xã hội hóa đăng kiểm tàu cá cũng được hiện thực nhằm thu hút nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Luật quy định sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.367.186 Lượt truy cập hiện tại 5.886
|
|