Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Việc quản lý tiền công đức, tài trợ được pháp luật quy định như thế nào?
Ngày cập nhật 18/07/2024

Chị Nguyễn Thị D trú tại phường Phú Hôi, thành phố Huế hỏi: Tôi thấy nhiều di tích văn hóa là chùa thường nhận rất nhiều tiền công đức tài trợ, theo tôi biết đây vừa được sự quản lý của nhà nước đồng thời của nhà chùa, vậy việc quản lý tiền công đức, tài trợ được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời mang tính chất tham khảo

Điều 10 Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội quy định về Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cụ thể:

1. Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.

Điều 13 Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, quy định về Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng như sau:

1. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Số tiền công đức, tài trợ đã tiếp nhận (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) được phân bổ và sử dụng như sau:

a) Trích theo tỷ lệ phần trăm (%) để tạo nguồn kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích khác trên địa bàn cấp tỉnh (không áp dụng đối với di tích có số thu tiền công đức, tài trợ thấp không đủ chi cho hoạt động lễ hội và chi thường xuyên): Số tiền này chuyển vào tài khoản riêng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Điều 16 Thông tư này (nếu có);

b) Trích để lại theo tỷ lệ phần trăm (%) để chi hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 5 Thông tư này (áp dụng đối với di tích có hoạt động lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức định kỳ tại di tích). Trường hợp đơn vị không được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội thì chuyển số tiền này vào tài khoản của đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

c) Trích để lại theo tỷ lệ phần trăm (%) để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Đơn vị được tự chủ sử dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được tổng hợp vào các khoản thu xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Số còn lại, được để lại chi các khoản đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này. Đến cuối năm, số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nhiệm vụ đặc thù của di tích.

Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng Quyết định mới hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ áp dụng tại di tích, trong đó quy định cụ thể mức trích theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, gửi Sở Tài chính để chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật có liên quan. Các khoản thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được hạch toán kế toán và quyết toán vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.

4. Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo thực hiện như sau:

a) Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

b) Người đại diện cơ sở tôn giáo có trách nhiệm chi trả cho đơn vị sự nghiệp công lập một phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phụ trợ dùng chung; chi phí bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và các chi phí quản lý chung khác trên địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng.

Mức chi trả tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên số thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) và được quy định theo một điều riêng trong Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, chị Nguyễn Thị D có thể đối chiếu các quy định để tham khảo về việc quản lý Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo mà cụ thể ở đây là chùa được nhà nước công nhận là di tích.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.213.328
Lượt truy cập hiện tại 12.313