Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Trình tự thực hiện đối với hồ sơ cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II
Ngày cập nhật 22/01/2024

Anh Quân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Trình tự thực hiện đối với hồ sơ cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II hiện nay được quy định như thế nào và cần phải nộp các loại giấy tờ gì? 

Trả lời:

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng (thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh, và UBND cấp huyện)  quy định trình tự thực hiện và thành phần hồ sơ như sau:

1. Trình tự thực hiện:

- Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh theo thẩm quyền (Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh).

- Công chức, viên chức tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh theo thẩm quyền (Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh) kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bổ sung hồ sơ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

- Trong thời gian 12 ngày đối với công trình kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

2. Thành phần hồ sơ:

- Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo Mẫu số 1 Phụ lục số II Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

- Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.

- Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 499