Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định những người được bảo vệ trong quá trình điều tra
Ngày cập nhật 27/02/2023

Ông Phan Vũ Đ trú tại huyện NĐ hỏi: Tôi muốn tố giác hành vi dùng nhục hình của công an viên Q đã thực hiện trong quá trình lấy lời khai của cháu tôi. Tuy nhiên, tôi rất sợ bị người nhà anh Q trả thù nên muốn đề nghị được áp dụng biện pháp bảo vệ thì có được không? Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

- Khoản 1 Điều 484 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người được bảo vệ gồm:

a) Người tố giác tội phạm;

b) Người làm chứng;

c) Bị hại;

d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

- Điều 487 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ, như sau:

1. Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.

2. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

3. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

4. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

Như vậy, Ông Phan Vũ Đ có thể căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên để đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết đối với mình.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.354.667
Lượt truy cập hiện tại 26.633