Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thủ tục hành chính liên quan trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ngày cập nhật 07/08/2020

          Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình xây dựng không theo tuyến

1. Ông Nguyễn Văn Minh xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình xây dựng không theo tuyến tại huyện PL, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Minh muốn hỏi, ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao nhiêu ngày, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1.Trình tự thực hiện:

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng chuyên môn phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

+ Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ còn thiếu, không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế thì Phòng chuyên môn thông báo một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

+ Đối với trường hợp cần phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình, Phòng chuyên môn có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được xem là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Trường hợp hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp giấy phép xây dựng để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ:

Đối với công trình xây dựng không theo tuyến:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu;

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

5. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  Như vậy, để lập thủ tục xây dựng mới đối với công trình xây dựng không theo tuyến ông Minh phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình xây dựng là nhà ở

2. Bà Lê Mộng Lan hiện đang ở tại huyện NĐ, tỉnh T.T.Huế xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình xây dựng là nhà ở. Bà muốn biết bà phải nộp những hồ sơ gì và nộp ở đâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Thành phần hồ sơ đối với cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen có tầng hầm.

- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Phí, lệ phí:

- Nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng/giấy phép.

- Công trình khác: 100.000 đồng/giấy phép.

  Như vậy, để lập thủ tục xây dựng mới đối với công trình xây dựng cho nhà ở riêng lẻ bà Lan phải nộp 2 bộ hồ sơ, cách thức thực hiện như đã nêu trên; lệ phí là 50.000 đồng.

Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

3. Ông Trần Thanh Thư muốn sữa chữa lại công trình khách sạn H tại thành phố Huế, tỉnh T.T.Huế. Để cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình ông Thư phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết là bao lâu?

Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng chuyên môn phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

+ Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ còn thiếu, không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế thì Phòng chuyên môn thông báo một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

+ Đối với trường hợp cần phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình, Phòng chuyên môn có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được xem là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

Trường hợp hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp giấy phép xây dựng để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ

4. Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo mẫu.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

- Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

5. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  Như vậy, để lập thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình ông Thư phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình

4. Ông Lương Đình Đông là chủ công trình xây dựng nhà hàng MK tại thành phố H, tỉnh T.T.Huế. Vì điều kiện kinh doanh nên ông di dời công trình đến địa điểm khác tại thành phố H, tỉnh T.T.Huế. Ông muốn biết để cấp giấy phép di dời công trình ông thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép di dời công trình; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng chuyên môn phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

+ Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ còn thiếu, không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế thì Phòng chuyên môn thông báo một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

+ Đối với trường hợp cần phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình, Phòng chuyên môn có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được xem là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Trường hợp hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp giấy phép xây dựng để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 - 1/500.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính phương án di dời theo quy định.

- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

5. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  Như vậy, để lập thủ tục cấp giấy phép di dời công trình ông Đông phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng

5. Bà Vương Thị Lệ đang xây dựng nhà ở tại thành phố H, tỉnh T.T.Huế, bà đã được cấp giấy phép xây dựng, do có một số thay đổi trong xây dựng nên bà muốn điều chỉnh giấy phép xây dựng. Bà hỏi bà phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng chuyên môn phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

+ Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ còn thiếu, không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế thì Phòng chuyên môn thông báo một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

+ Đối với trường hợp cần phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình, Phòng chuyên môn có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được xem là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Trường hợp hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không điều chỉnh giấy phép xây dựng để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

- Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt Điều chỉnh thiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế Điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, để lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng bà Lệ phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng

6. Ông Lanh xây dựng nhà ở tại huyện PĐ, tỉnh T.T.Huế, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Vì có một số lý do cá nhân nên ông chưa thể xây nhà được, ông Lanh muốn được gia hạn giấy phép xây dựng. Ông hỏi ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gi, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết Hồ sơ:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn của UBND cấp huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép xây dựng để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Thành phần hồ sơ

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, để lập thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng ông Lanh phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng

7. Ông Đặng Văn Long được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại huyện PV, tỉnh T.T.Huế. Do không cẩn thận ông đã làm mất giấy phép xây dựng. Nay ông muốn cấp lại giấy phép xây dựng, ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư đến nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết Hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn của UBND cấp huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép xây dựng để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại.

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, để lập thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng ông Long phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị

8. Ông Lại Văn Lân muốn được cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Ông hỏi ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng chuyên môn được giao giải quyết tổ chức kiểm tra, thẩm định hồ sơ. Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ đảm bảo đáp ứng theo quy định, sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn gửi kết quả đến Trung tâm Hành chính công để Trung tâm trả kết quả cho Chủ đầu tư.

+ Khi thẩm định hồ sơ, nếu xác định hồ sơ còn thiếu, không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế thì Phòng chuyên môn thông báo một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp giấy phép để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển (Bản chính)       

- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển (Bản chính)   

- Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị (Theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ) (Bản chính)

5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, để lập thủ tục cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ông Lân phải thực hiện, nộp bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch

9. Ông Tú Linh ở thành phố H, tỉnh T.T.Huế muốn được cấp chứng chỉ quy hoạch. Ông Linh hỏi ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cung cấp chứng chỉ quy hoạch trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết), tổ chức lấy ý kiến cơ quan liên quan (nếu có), thẩm định, trình UBND cấp huyện cấp chứng chỉ quy hoạch và trả kết quả cho Chủ đầu tư tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ quy hoạch để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch của chủ đầu tư (bản chính);

- Sơ đồ vị trí lô đất (tỉ lệ 1/5.000- 1/25.000) (bản sao);

- Bản đồ ranh giới lô đất (tỉ lệ 1/500- 1/2000) (bản sao).

5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, để lập thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch ông Tú Linh phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp giấy phép quy hoạch

10. Ông Thanh Phong chủ đầu tư xây dựng công trình tại huyện QĐ, tỉnh T.T.Huế. Ông muốn lập thủ tục cấp giấy phép quy hoạch, ông hỏi ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục cấp giấy phép quy hoạch được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cung cấp giấy phép quy hoạch trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép quy hoạch; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết), tổ chức lấy ý kiến cơ quan liên quan (nếu có), thẩm định, trình UBND cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch và trả kết quả cho Chủ đầu tư tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp giấy phép quy hoạch để Chủ đầu tư biết.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;

- Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;

- Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị;

- Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;

- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.

5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, để lập thủ tục cấp giấy phép quy hoạch ông Phong phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết)

11. Ông Anh Dũng hiện đang là chủ đầu tư xây dựng tại thị xã HT, tỉnh T.T.Huế. Ông muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù. Ông hỏi ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có);

- Bước 3: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (bản chính);

- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ quy hoạch và các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

- Đĩa CD lưu thuyết minh nội dung nhiệm vụ, bản vẽ và file scan các văn bản liên quan.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 12 ngày và UBND cấp huyện 03 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) ông Dũng phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết)

12. Ông Bằng ở thành phố H, tỉnh T.T.Huế muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết). Ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (bản chính);

- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ quy hoạch và các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

- Đĩa CD lưu thuyết minh nội dung nhiệm vụ, bản vẽ và file scan các văn bản liên quan.

5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 12 ngày và UBND cấp huyện 03 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) ông Bằng phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn

13. Ông Đình Trung ở huyện AL, tỉnh T.T.Huế muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn. Ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện(nếu có).

- Bước 3: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (bản chính);

- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ quy hoạch và các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

- Đĩa CD lưu thuyết minh nội dung nhiệm vụ, bản vẽ và file scan các văn bản liên quan.

5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 12 ngày và UBND cấp huyện 03 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn ông Trung phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết)

14. Ông Văn Kiên ở thành phố H, tỉnh T.T.Huế muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết). Ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ:

- Hồ sơ trình thẩm định: 02 bộ.

- Hồ sơ trình phê duyệt: 07 bộ (trong đó có tối thiểu 02 bộ in màu).

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch (bản chính);

- Thuyết minh tổng hợp nội dung đồ án quy hoạch và các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch;

- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch và file scan các văn bản liên quan.

5. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 20 ngày và UBND cấp huyện 05 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) ông Kiên phải thực hiện, nộp hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết)

15. Ông Nguyễn Quân ở huyện NĐ, tỉnh T.T.Huế muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết). Ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ  trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ

- Hồ sơ trình thẩm định: 02 bộ.

- Hồ sơ trình phê duyệt: 07 bộ (trong đó có tối thiểu 02 bộ in màu).

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch (bản chính);

- Thuyết minh tổng hợp nội dung đồ án quy hoạch và các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch;

- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch và file scan các văn bản liên quan.

5. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 20 ngày và UBND cấp huyện 05 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù (gồm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) ông Quân phải thực hiện, nộp hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn

16. Ông Dương Mạnh ở huyện PL, tỉnh T.T.Huế muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn. Ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công cấp huyện để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

3. Số lượng hồ sơ

- Hồ sơ trình thẩm định: 02 bộ.

- Hồ sơ trình phê duyệt: 07 bộ (trong đó có tối thiểu 02 bộ in màu).

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch (bản chính);

- Thuyết minh tổng hợp nội dung đồ án quy hoạch và các bản vẽ in màu thu nhỏ;

- Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch;

- Bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định;

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;

- Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch và file scan các văn bản liên quan.

5. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 20 ngày và UBND cấp huyện 05 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn ông Mạnh phải thực hiện, nộp hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng

17. Ông Hữu Hiếu ở huyện PĐ, tỉnh T.T.Huế muốn lập thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng. Ông phải thực hiện như thế nào, nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

1.1. Đối với Chủ đầu tư

- Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng trực tiếp; hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện; hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Bước 2: Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (nếu có).

- Bước 3: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Chủ đầu tư nhận kết quả từ Trung tâm Hành chính công cấp huyện

1.2. Đối với UBND cấp huyện

- Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công có trách nhiệm nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

- Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đáp ứng theo quy định, Phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Chủ đầu tư biết.

- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng chuyên môn, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công để trả cho Chủ đầu tư.

2. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định); sáng: từ 8h00 đến 11h00; chiều: từ 13h30 đến 16h30;

- Gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình của chủ đầu tư (Bản chính);

- Hồ sơ dự thảo quy định về quản lý quy hoạch xây dựng;

- Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung dự thảo quy định về quản lý quy hoạch và file scan các văn bản liên quan.

5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng chuyên môn 12 ngày và UBND cấp huyện 03 ngày.

Như vậy, để lập thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng ông Hiếu phải thực hiện, nộp 02 bộ hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.416.536
Lượt truy cập hiện tại 25.373