Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày cập nhật 07/08/2020

Thủ tục hành chính “Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn”

1. Hộ gia đình ông Hòa trú tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Gia đình ông có 2000 m2 đất rừng tự nhiên, nay gia đình ông muốn chuyển một phần diện tích rừng tự nhiên sang trồng cao su thì thủ tục thực hiện như thế nào?

Thủ tục hành chính “Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

 Trình tự thực hiện: 

- Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.

- Bước 2: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện quyết định cho phép hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được chuyển rừng sang trồng cao su.

- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

+ Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công cấp huyện

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị của các các hộ gia đình, cá nhân nêu rõ diện tích cần chuyển rừng sang trồng cao su, sản lượng lâm sản có thể tận thu;

- Ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết:  Trong thời hạn 10 ngày làm việc

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:  Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối tượng thực hiện TTHC: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Lệ phí: Không    

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định cho phép chuyển rừng sang trồng cao su.

Trên đây là trình tự, thủ tục cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Ông Hòa nghiên cứu để áp dụng.

Cấp phép để khai thác tận dụng gỗ trên diện tích đất rừng tự nhiên được chuyển sang trồng cao su thì phải nộp hồ sơ như thế nào?

2. Hộ gia đình bà Phương có 1000m2 đất rừng tự nhiên được chuyển sang trồng cao su. Gia đình bà muốn cấp phép để khai thác tận dụng gỗ trên diện tích đất này thì phải nộp hồ sơ như thế nào?

Thủ tục hành chính “Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên chuyển sang trồng cao su của hộ gia đình, cá nhân, cộng động dân cư thôn” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.

- Bước 2: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện quyết định cho phép hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được chuyển rừng sang trồng cao su.

- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công cấp huyện  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.

- Bảng thống kê số cây, khối lượng lâm sản khai thác tận dụng.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng động dân cư thôn khi có nhu cầu khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên chuyển sang trồng cao su.

Lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

- Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu tại Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên chuyển sang trồng cao su của chủ rừng

Như vậy, hộ gia đình bà Phương muốn thác tận dụng gỗ trên diện tích đất rừng tự nhiên chuyển sang trồng cao su thì thực thiện theo thủ tục như trên.

Thủ tục hành chính “Cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn”

3. Ông Phú có 5.000m2 diện tích rừng tự nhiên và dự định xin phép khai thác một phần diện tích gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ. Ông Phú đề nghị cho biết, để xin cấp phép khai thác gỗ trong trường hợp này thì có phải nộp hồ sơ qua Ủy ban nhân dân cấp xã không?

Thủ tục hành chính “Cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp bảng kê lâm sản khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác toàn xã, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, cấp phép khai thác.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép hoặc có văn bản nêu lý do không cấp phép gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và giao giấy phép cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn để thực hiện.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Ủy ban nhân dân cấp xã nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác (Bản chính);

- Bản kê gỗ khai thác (Bản chính).

(Đính kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc

- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp bảng kê lâm sản khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 30/11 hàng năm;

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác toàn xã, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác trước ngày 31/12 hàng năm;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kế hoạch của xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho từng chủ rừng và gửi kết quả về Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp, không cấp phép phải gửi văn bản nêu lý do không cấp phép.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả cấp phép hoặc văn bản không cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và gửi giấy phép khai thác cho các chủ rừng biết, thực hiện.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

Lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác hoặc văn bản nêu lý do không cấp phép khai thác

Như vậy, muốn đề nghị cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ thì ông Phú phải xây dựng và nộp bảng kê lâm sản khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp theo quy định trên.

Thủ tục hành chính “Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng”

4. Hộ gia đình bà Yến có diện tích rừng trồng trong rừng phòng hộ và muốn đề nghị cấp phép khai thác chính gỗ rừng trồng thì thủ tục thực hiện như thế nào?

Thủ tục hành chính “Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.

- Bước 2: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và viết giấy biên nhận, chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý hồ sơ và trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện

- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện trả kết quả cho chủ rừng.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công cấp huyện  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;

- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình.

Lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

-Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác

Như vậy, để được cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ, hộ gia đình bà Yến phải thực hiện theo thủ tục như trên.

Thủ tục hành chính “Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng”

5. Bà Thanh là chủ rừng phòng hộ tại xã X, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bà dự định khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ (tất nhiên không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật) trong rừng phòng hộ của bà. Bà Thanh đề nghị cho biết, thủ tục như thế nào và trong thời hạn bao lâu thì có kết quả của cơ quan chức năng?

Thủ tục hành chính “Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.

- Bước 2: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và viết giấy biên nhận, chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý hồ sơ và trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.

- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện trả kết quả cho chủ rừng.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công cấp huyện  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;

- Bảng kê lâm sản khai thác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

Lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Như vậy, để đề nghị cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thì thực hiện theo quy định như trên. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

Thủ tục hành chính “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân”

6. Hộ gia định ông Hòa đã nộp hồ sơ đề nghị giao rừng tại Ủy ban nhân dân xã X. Đến nay đã hơn 2 tuần nhưng vẫn chưa có kết quả. Ông Hòa đề nghị cho biết, việc giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng được quy định trong thời gian bao nhiêu ngày và trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?

Thủ tục hành chính “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị giao rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Xem xét đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

Thời gian thực hiện không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân.

- Bước 3: Hạt Kiểm lâm cấp huyện thẩm định và xác định hiện trạng rừng, hồ sơ đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân do UBND cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:

+ Thẩm định về hồ sơ đề nghị giao rừng của hộ gia đình, cá nhân.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

Thời gian thực hiện không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc.

- Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định giao rừng

Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

Thời gian thực hiện không quá 3 (ba) ngày làm việc.

- Bước 5: Bàn giao rừng

Sau khi nhận được Quyết định giao, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.

Thời gian thực hiện không quá 3 (ba) ngày làm việc.

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho hộ gia đình, cá nhân và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công cấp huyện.  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Đề nghị giao rừng (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016) (Bản chính).

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 36 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã, Hạt Kiểm lâm

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao rừng

Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân”. Thời hạn giải quyết là 36 ngày làm việc.

Thủ tục hành chính “Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn”

7. Cộng đồng dân cư thôn A thuộc xã X đang tiến hành lập hồ sơ đề nghị giao rừng. Ông Dũng là người đại diện của thôn để thực hiện nhiệm vụ này. Ông đề nghị cho biết, hồ sơ đề nghị giao rừng gồm những giấy tờ gì và Ủy ban nhân dân xã X có trách nhiệm gì trong trường hợp này, có thẩm quyền quyết định giao rừng không?

Thủ tục hành chính “Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đề nghị giao rừng (Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; (Bản chính), 

- Kế hoạch quản lý khu rừng và biên bản cuộc họp cộng đồng dân cư thôn thống nhất đề nghị giao rừng.

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Trình tự thực hiện đến Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Bước 1: Cộng đồng dân cư thôn nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giao rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã,  hồ sơ gồm: Đề nghị giao rừng (Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016); kế hoạch quản lý khu rừng và biên bản cuộc họp cộng đồng dân cư thôn thống nhất đề nghị giao rừng.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Xem xét đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư thôn; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của cộng đồng dân cư thôn đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư thôn đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

Thời gian thực hiện không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị giao rừng của Cộng đồng dân cư thôn

Như vậy, Ủy ban nhân dân xã X có các trách nhiệm như trên và không có thẩm quyền quyết định việc giao rừng. Ông Dũng căn cứ hướng dẫn ở trên để lập hồ sơ đề nghị giao rừng cho cộng đồng dân cư bảo đảm quy định.

Hạt Kiểm lâm huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn không và Ủy ban nhan dân huyện sẽ giải quyết như thế nào? Thời gian để giải quyết hồ sơ là bao lâu?

8. Ông Tùng là đại diện của cộng đồng dân cư thôn K trong việc thực hiện thủ tục đề nghị giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Hồ sơ đã nộp đến Ủy ban nhân dân xã hơn 3 tuần nhưng chưa có thông tin gì. Ông Tùng đã đến Ủy ban nhân dân xã để hỏi thì được trả lời là Hạt Kiểm lâm huyện đang thẩm định và sẽ trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định. Ông Tùng đề nghị cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn không và Ủy ban nhan dân huyện sẽ giải quyết như thế nào? Thời gian để giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Thủ tục hành chính “Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Hạt Kiểm lâm cấp huyện thẩm định và xác định hiện trạng rừng, hồ sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư thôn do UBND cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:

+ Thẩm định về hồ sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư thôn.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho của cộng đồng dân cư thôn.

Thời gian thực hiện không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định giao rừng

Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng cho của cộng đồng dân cư thôn theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

Thời gian thực hiện không quá 3 (ba) ngày làm việc.

- Bàn giao rừng

Sau khi nhận được Quyết định giao của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho cộng đồng dân cư thôn. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.

Thời gian thực hiện không quá 3 (ba) ngày làm việc.

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu cộng đồng dân cư thôn không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cộng đồng dân cư thôn và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 36 ngày làm việc.

 Trên đây là quy định về trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư thôn. Thời hạn giải quyết là 36 ngày làm việc. Ông Tùng nghiên cứu để biết và theo dõi, kiểm tra việc giải quyết hồ sơ theo quy định.

Thủ tục hành chính “Cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân”

9. Bà Yến trú tại xã X, thị xã Hương Trà, muốn làm hồ sơ đề nghị cho thuê rừng. Bà Yến đã đến Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà để hỏi về việc nộp hồ sơ thì được hướng dẫn phải nộp qua Ủy ban nhân dân xã X. Bà đề nghị cho biết, việc hướng dẫn này có đúng không, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ gì? Nếu nộp hồ sơ ở Ủy ban nhân dân xã thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì?

Thủ tục hành chính “Cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện tại UBND cấp xã:

- Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm:

+ Đề nghị cho thuê rừng (Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);

+ Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016).

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Xem xét đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

Xác nhận và chuyển đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

Thời gian thực hiện không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân.

Căn cứ quy định trên, việc hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của cá nhân (bà Yến) phải qua Ủy ban nhân dân cấp xã là đúng trình tự, thủ tục. Hồ sơ phải nộp gồm các giấy tờ như hướng dẫn ở trên.

Hạt Kiểm lâm huyện có nhiệm vụ gì trong việc xem xét hồ sơ và cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc cho thuê rừng, thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

10. Hộ gia đình bà Quý đã nộp hồ sơ đề nghị cho thuê rừng. Khi hỏi thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ, bà được biết hiện tại Hạt Kiểm lâm huyện đang xem xét. Bà Quý đề nghị cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện có nhiệm vụ gì trong việc xem xét hồ sơ và cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc cho thuê rừng, thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Thủ tục hành chính “Cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện từ giai đoạn hồ sơ được chuyển đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện:

- Hạt Kiểm lâm cấp huyện thẩm định và xác định hiện trạng rừng, hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:

+ Thẩm định về hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân.

Thời gian thực hiện không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định cho thuê rừng

Sau khi nhận được hồ sơ cho thuê rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

Thời gian thực hiện không quá 3 (ba) ngày làm việc.

- Bàn giao rừng

Sau khi nhận được Quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.

Thời gian thực hiện không quá 3 (ba) ngày làm việc.

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho hộ gia đình, cá nhân và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 36 ngày làm việc.

Trên đây là nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm cấp huyện trong việc giải quyết hồ sơ đề nghị cho thuê rừng đối với hộ gia đình (bà Quý), Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho thuê rừng. Tổng thời gian để giải quyết hồ sơ đề nghị cho thuê rừng đối với hộ gia đình là 36 ngày làm việc.

Hồ sơ trả lại rừng phải làm như thế nào? 

11. Hộ gia đình ông Minh được Nhà nước cho thuê rừng trả tiền thuê hằng năm, nay hộ gia đình ông chuyển đi nơi khác. Ông Minh phải làm hồ sơ trả lại rừng như thế nào?  

Thủ tục hành chính “Thu hồi rừng của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hằng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Khi chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng, chủ rừng có trách nhiệm gửi văn bản trả lại rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước.

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ, gửi văn bản về việc trả lại rừng tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.

- Bước 2: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận hồ sơ từ hộ gia đình, cá nhân chuyển UBND huyện.

- Bước 3: Sau khi nhận được văn bản trả lại rừng của chủ rừng, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét và giao trách nhiệm cho cơ quan có chức năng cấp huyện thẩm tra, chỉ đạo xác minh đặc điểm khu rừng khi cần thiết trong thời gian 15 ngày làm việc trình uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định việc thu hồi rừng.

- Bước 4: UBND huyện ra quyết định thu hồi rừng

+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp huyện xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan có chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã và Trung tâm hành chính công cấp huyện để trả cho chủ rừng.

+ UBND cấp huyện chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).

- Bước 5: Trung tâm hành chính công cấp huyện trả kết quả chủ rừng.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công cấp huyện  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo Quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ rừng là tổ chức thuộc thẩm quyền cấp huyện, thị xã.

Lệ phí (nếu có): Không.

Như vậy, đối với trường hợp muốn trả rừng của hộ gia đình ông Minh thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như trên. Ông Minh nghiên cứu để thực hiện.

Thủ tục hành chính Đóng dấu búa kiểm lâm

12. Ông Sanh là chủ rừng và đã khai thác gỗ trong rừng theo giấy phép. Ông đề nghị cho biết, để đóng dấu búa kiểm lâm thì thủ tục thực hiện như thế nào?

Thủ tục hành chính Đóng dấu búa kiểm lâmđược ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Chủ rừng hoặc chủ gỗ nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm.

- Bước 2: Hạt Kiểm lâm kiểm tra hồ sơ, xác minh đối tượng, nguồn gốc gỗ theo quy định trước khi đóng búa kiểm lâm.

Trường hợp khối lượng gỗ đo tính thực tế sai số vượt quá 15% so với khối lượng gỗ trong lý lịch khai báo với cơ quan Hải quan, thì yêu cầu chủ gỗ lập lại lý lịch gỗ trước khi đóng búa kiểm lâm. Nếu khối lượng gỗ vượt khối lượng được cơ quan có thẩm quyển cho phép thì yêu cầu chủ gỗ báo cáo cơ quan đã cho phép nhập khẩu gỗ giải quyết, khi được phép mới đóng búa kiểm lâm.

- Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ, xác minh xong đối tượng, nguồn gốc gỗ nếu hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn chủ rừng hoặc chủ gỗ bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành đóng búa kiểm lâm.

- Bước 4: Hạt Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm cấp huyện  

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc  qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức quản lý người nộp hồ sơ đề nghị. đóng búa kiểm lâm (Bản chính);

- Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập (Bản chính);

- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

* Số lượng hồ sơ:  02 bộ

Thời hạn giải quyết:  10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm

Đối tượng thực hiện TTHC:  Cá nhân, tổ chức  

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Không 

Phí, lệ phí: Không     

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy xác nhận

* Ghi chú: Riêng đối với trường hợp đóng dấu búa Kiểm lâm cho gỗ tịch thu bán đấu giá thì được giải quyết ngay trong ngày tại Hạt Kiểm lâm sở tại.

Trên đây là thủ tục Đóng dấu búa kiểm lâm”, ông Sanh nghiên cứu để áp dụng, thực hiện.

Thủ tục hành chính “Cấp giấy phép vận chuyển gấu”

13. Ông Phú nuôi gấu (có giấy chứng nhận) và dự định vận chuyển gấu đến trại nuôi khác ở tỉnh lân cận. Khi nộp hồ sơ xin giấy phép vận chuyển gấu, cán bộ tiếp nhận yêu cầu phải có thêm văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm nơi chuyển gấu tới. Ông Phú đề nghị cho biết, yêu cầu này có đúng không? Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển gấu như thế nào?

Thủ tục hành chính “Cấp giấy phép vận chuyển gấu” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ lâm sản nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản.

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ do chủ lâm sản (tổ chức/cá nhân) nộp.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ; xác minh nguồn gốc lâm sản.

+ Trường hợp hồ sơ đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay.

+ Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản. Thời hạn xác nhận lâm sản tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Bước 4: Hạt Kiểm lâm trả kết quả tổ chức, cá nhân.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị di chuyển gấu (Phụ lục VI Quyết định số 95/2008/QĐ -NN); 

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử,

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì còn phải có văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm nơi chuyển gấu tới.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển gấu phải hoàn thành biên bản xác nhận số gấu vận chuyển và ra văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh; trường hợp không giải quyết cho phép vận chuyển phải có văn bản trả lời người đề nghị về lý do không giải quyết.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm cấp huyện

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Các tổ chức, cá nhân

Lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép di chuyển gấu (theo mẫu tại Phụ lục VI Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển gấu

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

Trên đây là thủ tục cấp giấy phép vận chuyển gấu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, yêu cầu của cán bộ về việc bổ sung thêm văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm nơi chuyển gấu tới đối với trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh là đúng quy định.

Thủ tục hành chính “Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường”

14. Hộ gia đình bà Na nuôi lợn rừng gần đến đợt khai thác. Bà được biết, sau khi kết thúc đợt khai thác thì phải được cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường. Vậy thủ tục thực hiện xác nhận này như thế nào?

Thủ tục hành chính “Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm sở tại.

- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Hạt Kiểm lâm tổ chức xác minh và xác nhận mẫu vật khai thác. Trường hợp không xác nhận, Hạt Kiểm lâm phải thông báo bằng văn bản rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó.

- Bước 3: Trả kết quả cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác (Bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp tại bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

 Trên đây là thủ tục “Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường”, bà Na nghiên cứu để thực hiện.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi thỏ như thế nào?

15. Ông Tuấn muốn cải thiện kinh tế gia đình nên có dự định lập trại chăn nuôi thỏ. Ông đề nghị cho biết, thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi thỏ như thế nào?

Theo Danh mục động vật rừng thông thường được ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9  năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường, thỏ (thỏ nâu, thỏ rừng trung hoa) thuộc loài động vật rừng thông thường.

Thủ tục hành chính “Cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới)” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm.

- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Hạt Kiểm lâm tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi

Hạt Kiểm lâm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi; đồng thời lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Hạt Kiểm lâm phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

- Bước 4: Trả kết quả cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Bản chính),

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 08 ngày làm việc.

- Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận: Hạt Kiểm lâm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi đồng thời lập sổ theo dõi. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

- Trả kết quả: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận trại nuôi được cấp, Hạt Kiểm lâm giao trả cho tổ chức được cấp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến nuôi các loài động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy chứng nhận trại nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Trên đây là thủ tục “Cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới)”, ông Tuấn nghiên cứu để thực hiện.

 

Thủ tục hành chính “Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại”


          16. Hộ gia đình ông Nam chăn nuôi lợn rừng để khai thác, làm kinh tế, giấy chứng nhận trại nuôi còn hơn 01 tháng. Ông Nam đề nghị cho biết, thủ tục để cấp đổi giấy chứng nhận như thế nào?

Theo Danh mục động vật rừng thông thường được ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9  năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường, lợn rừng thuộc loài động vật rừng thông thường.

Thủ tục hành chính “Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:  

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm.

- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Hạt Kiểm lâm tổ chức xác minh và cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

- Bước 4: Trả kết quả cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả:  Hạt Kiểm các huyện, thị xã, thành phố.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến nuôi các loài động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy chứng nhận trại nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Trên đây là thủ tục “Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại”, ông Nam nghiên cứu để thực hiện.

Thủ tục để cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại như thế nào?

17. Ông Bình lập trại chăn nuôi thỏ để bán (đã có giấy chứng nhận). Nay ông muốn bổ sung thêm lợn rừng để chăn nuôi. Vậy thủ tục để cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại như thế nào?

Thủ tục hành chính “Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại” được ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:  

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ  Hạt Kiểm lâm.

- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị, Hạt Kiểm lâm sở tại tổ chức xác minh và cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi  hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

- Bước 4: Trả kết quả cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến nuôi các loài động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại hoặc văn bản thông báo lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Trên đây là thủ tục “Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại”, ông Bình nghiên cứu để thực hiện.

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.417.307
Lượt truy cập hiện tại 25.975