Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tình huống về thủ tục hành chính liên quan trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm; trợ giúp pháp lý, hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp
Ngày cập nhật 18/05/2020

Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý

1. Ông Mạnh đang được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh T.T.Huế thụ lý giải quyết yêu cầu trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông trong vụ án dân sự “tranh chấp về quyền sử dụng đất”. Đến nay, ông Mạnh muốn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, ông nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm,  tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý) hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý).

- Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, số 09 Tôn Đức Thắng, TP Huế;

- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Như vậy, để rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý, ông Mạnh phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết như đã nêu trên và không có lệ phí.

  Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

2. Ông Dự là người được trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý K của Trung tâm TGPLNN, Sở Tư pháp tỉnh T.T.Huế thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông trong vụ án hình sự “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý ông Dự thấy rằng Trợ giúp viên đã không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, ông muốn đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Ông hỏi, ông nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật trợ giúp pháp lý thì làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và gửi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, số 09 Tôn Đức Thắng, TP Huế;

- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Như vậy, để thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, ông Dự phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý của ông.

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

3. Ông Tường là người có công với cách mạng, ông đang tranh chấp về quyền sử dụng đất với gia đình hàng xóm sát bên. Ông được biết ông là người có công với cách mạng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ông muốn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho ông về vấn đề này. Ông phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, số 09 Tôn Đức Thắng, TP Huế;

- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

* Lưu ýViệc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

- Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Thời hạn giải quyết: 

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Phí, lệ phí: Không.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Như vậy, để lập thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, ông Tường phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên và không có lệ phí.

Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

4. Bà Lan công tác tại Viện kiểm sát nhân dân huyện M đã nghỉ hưu được 5 tháng. Là người hiểu biết về pháp luật và muốn giúp đỡ cho những người dân, bà Lan đăng ký làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Bà hỏi, bà phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và yêu cầu điều kiện thực hiện như sau:

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

Lưu ý: Việc nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên được thực hiện như sau:

- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, người đề nghị làm cộng tác nộp các giấy tờ: Đơn đề nghị làm cộng tác viên; Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ: Đơn đề nghị làm cộng tác viên; Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Trường hợp gửi qua fax, hình thức điện tử, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ: Đơn đề nghị làm cộng tác viên; Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định; Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm đến Trung tâm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-10);

- Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí: Không.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý, như sau:

1. Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 dưới đây.

2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.

Như vậy, để lập thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bà Lan phải thực hiện, nộp các hồ sơ, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên. Thời hạn giải quyết   là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không có lệ phí.

Thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

5. Ông Mẫn là cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp tỉnh T.T. Huế. Do bị mất ví nên ông bị mất thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Ông muốn được cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Ông hỏi ông phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và yêu cầu điều kiện thực hiện như sau:

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-11);

- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí: Không.

         Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã được cấp thẻ cộng tác viên nhưng thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.

Như vậy, để lập thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, ông Mẫn phải thực hiện, nộp các hồ sơ, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên. Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không có lệ phí.

Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

6. Trung tâm Tư vấn pháp luật TM muốn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp tỉnh T.T. Huế. Trung tâm muốn biết để đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và yêu cầu điều kiện thực hiện như sau:

 Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn..

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-01);

- Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-02);

- Bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí: Không.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Trợ giúp pháp lý. Cụ thể:

- Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện sau: Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý; không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

- Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện sau: Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý; không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật; và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức. 

Như vậy, để lập thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Trung tâm Tư vấn pháp luật TM phải thực hiện, nộp các hồ sơ, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên. Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không có lệ phí.

Thủ tục thay đổi nội dung của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

7. Trung tâm Tư vấn pháp luật KH đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp tỉnh T.T.Huế. Đến nay Trung tâm Tư vấn pháp luật này muốn thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Để thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục thay đổi nội dung của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và yêu cầu điều kiện thực hiện như sau:

 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Khi muốn thay đổi nội dung của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp bổ sung nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-04);

- Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí: Không.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

Như vậy, để lập thủ tục thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Trung tâm Tư vấn pháp luật KH phải thực hiện, nộp các hồ sơ, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không có lệ phí.

Thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý

          8. Bà Mơ là người được trợ giúp pháp lý đang được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh T.T. Huế trợ giúp pháp lý thụ lý giải quyết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại trong vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích”. Bà Mơ nhận thấy rằng, Luật sư B đã thực hiện trợ giúp không đúng pháp luật, dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bà. Bà muốn khiếu nại về trợ giúp pháp lý thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, quy định như sau:

          Trình tự thực hiện:

- Người được trợ giúp pháp lý có quyền gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.       

- Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm,  tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý) có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với những hành vi quy định tại khoản 1, Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Cách thức thực hiện: Nộp đơn khiếu nại đến người đứng đầu của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (đối với khiếu nại lần 1); nộp đến Giám đốc Sở Tư pháp (khiếu nại lần 2).

Thành phần hồ sơ:

Đơn khiếu nại và các giấy tờ có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- Đối với người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại;

- Đối với Giám đốc Sở Tư pháp: 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Phí, lệ phí: Không.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Khi có căn cứ cho rằng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình như: từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.

Như vậy, để lập thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý, bà Mơ phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên và không có lệ phí.

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư

9. Anh Hà hiện đang tập sự hành nghề Luật sư tại Văn phòng Luật sư MK. Anh được biết luật sư được ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Anh muốn hỏi để ký hợp đồng thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự kiến số lượng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là luật sư).

- Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư.

- Thông báo lựa chọn luật sư được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương (tối thiểu là 05 ngày làm việc) gồm những nội dung: Số lượng luật sư dự kiến lựa chọn; điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ; yêu cầu về hồ sơ; địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ; dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; các yêu cầu khác (nếu có).

Bước 2: Trên cơ sở thông báo lựa chọn luật sư, luật sư nộp hồ sơ về Trung tâm (thời hạn nộp hồ sơ quy định tại thông báo lựa chọn luật sư; bảo đảm thời hạn tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày thông báo được đăng tải).

- Tổ đánh giá luật sư hoàn thành việc đánh giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ. Luật sư phải có số điểm đánh giá từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông báo, luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm. Quá thời hạn trên mà luật sư được lựa chọn không ký hợp đồng thì Trung tâm thông báo để ký hợp đồng với luật sư có số điểm cao kế tiếp sau (nếu còn).

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký hợp đồng lao động đồng ý cho luật sư tham gia ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Bản sao thẻ luật sư;

- Bản giới thiệu về quá trình hành nghề của luật sư, vụ việc tham gia tố tụng, kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý;

- Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn luật sư (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá luật sư phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông báo, luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Như vậy, để lập thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư, anh Hà phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết như đã nêu trên và không có lệ phí.

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư

10. Anh Nga hiện đang là sinh viên Luật của Trường Đại học Luật. Anh được biết luật sư được ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Anh Nga hỏi Luật sư được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý phải đảm bảo những điều kiện như thế nào?

Trả lời:

 Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Luật sư có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý, cụ thể:

+ Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư;

+ Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động.

- Luật sư đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý thì không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm. Cụ thể:

+ Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

+ Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

+ Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

+ Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

+ Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

Như vậy, yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính  được pháp luật quy định như đã nêu trên, anh Nga tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

11. Chị Thủy đang làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật QA, hiện Trung tâm tư vấn pháp luật nơi chị làm việc muốn tham gia ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Chị Thủy hỏi để được tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Sở Tư pháp đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự kiến số lượng tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là tổ chức).

- Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức.

- Thông báo lựa chọn tổ chức được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương (tối thiểu là 05 ngày làm việc) gồm những nội dung: số lượng tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến lựa chọn; điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ; yêu cầu về hồ sơ; địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ; dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; các yêu cầu khác (nếu có).

Bước 2: Trên cơ sở thông báo lựa chọn tổ chức, tổ chức nộp hồ sơ về Sở Tư pháp (thời hạn nộp hồ sơ quy định tại thông báo lựa chọn tổ chức; bảo đảm thời hạn tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày thông báo được đăng tải).

- Tổ đánh giá tổ chức hoàn thành việc đánh giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Tổ chức phải có số điểm đánh giá từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp. Quá thời hạn trên mà tổ chức được lựa chọn không ký hợp đồng thì Sở Tư pháp thông báo để ký hợp đồng với tổ chức có số điểm cao kế tiếp sau (nếu còn).

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp, địa chỉ: 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp, địa chỉ: 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế;

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản giới thiệu về tổ chức và hoạt động của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó nêu rõ số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức (kèm theo bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật), vụ việc tham gia tố tụng, kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất và các nội dung khác;

- Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ chức (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá tổ chức phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Như vậy, để lập thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, chị Thủy phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết như đã nêu trên và không có lệ phí.

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

12. Trung tâm tư vấn pháp luật AB muốn tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh T.T.Huế. Để được ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thì Trung tâm Tư vấn pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu điều kiện như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:     

- Tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Trợ giúp pháp lý, cụ thể:

+  Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý;

+ Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;

+ Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;

+ Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

- Tổ chức đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý thì không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm. Cụ thể:

+ Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

+ Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

+ Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

+ Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

+ Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

Như vậy, yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính  được pháp luật quy định như đã nêu trên, Trung tâm tư vấn pháp luật tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

          13. Anh Quốc làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật KD, Trung tâm này đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh T.T. Huế. Do không cẩn thận anh Quốc đã làm thất lạc Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Nay Trung tâm anh muốn được cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và cần đảm bảo điều kiện gì không?

Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và yêu cầu điều kiện thực hiện như sau:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trong trường hợp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến Sở Tư pháp để được cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-05).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đã được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nhưng Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được.

Như vậy, để lập thủ tục cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải thực hiện, nộp các hồ sơ, đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên, thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và không có lệ phí.

Thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý

14. Anh Ngọc là sinh viên Đại học Luật, anh hiện đang là sinh viên thực tập tại Công ty Luật HS, công ty Luật nơi anh đang thực tập đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh T.T. Huế. Anh muốn biết trường hợp tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường hợp tổ chức đăng ký tham gia tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì nộp hồ sơ về Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp công bố việc chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và thông báo về Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản thông báo về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí: Không quy định.

Như vậy, để lập thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên, thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không có lệ phí.

  Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất)

15. Ông Tú đang có dự định xây ngôi nhà mới khang trang hơn. Ông có một số tiền nhưng vẫn chưa đủ nên ông sẽ vay ngân hàng thêm một khoản tiền nữa. Ông Tú vay ngân hàng và thế chấp diện tích đất 150m2 tại ngân hàng. Ông muốn biết để đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thì phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

 Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất) ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

c) Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (gọi chung là Giấy chứng nhận);

d) Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì nộp thêm các giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình (01 bản sao không có chứng thực);

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác (01 bản sao không có chứng thực);

đ) Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

e) Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau: 

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ  ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí:  80.000 đồng

Như vậy, để đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất), ông Tú phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết như đã nêu trên và lệ phí là 80.000 đồng.

Thủ tục đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai

16. Ông Pha cùng với những người bạn của ông đầu tư xây dựng dự án nhà ở liền kề tại thành phố M. Vì dự án này cần đầu tư một số vốn rất lớn, nên ông và những người bạn của mình thống nhất đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở với ngân hàng để vay vốn. Ông Pha muốn biết ông phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Trường hợp đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án của chủ đầu tư, hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Bản chính Giấy chứng nhận hoặc bản chính Quyết định giao đất, cho thuê đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư;

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực;

- Một trong các loại Bản vẽ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng thể hiện được mặt bằng công trình của dự án hoặc mặt bằng của công trình xây dựng trong dự án đó đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở (01 bản sao không có chứng thực).

b) Trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

Trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì, phải nộp thêm văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

c) Trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (gọi chung là Giấy chứng nhận);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ  ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản có công chứng, chứng thực (01 bản sao không có chứng thực).

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí (nếu có): 80.000 đồng

Như vậy, để đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, ông Pha phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; lệ phí là 80.000 đồng.

  Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận

17. Bà Bích Hồng có diện tích đất 500m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Hồng đã trồng rừng sản xuất trên diện tích đất đó và nó cũng đã phát triển lên nhiều. Rừng sản xuất này chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, bà muốn mua thêm diện tích đất gần đó nhưng không đủ tiền, bà đăng ký thế chấp rừng sản xuất với ngân hàng để vay vốn. Bà hỏi đăng ký thế chấp rừng sản xuất phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất, hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (gọi chung là Giấy chứng nhận);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ  ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

b) Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất, hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ  ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí (nếu có): 80.000 đồng

Như vậy, để đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận, bà Bích Hồng phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; lệ phí là 80.000 đồng.

Thủ tục đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu

18. Ông Năm muốn Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu. Ông hỏi, ông phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Bản chính Giấy chứng nhận;

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Như vậy, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu, ông Năm phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Thủ tục sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký

19. Ông Chinh đã đăng ký bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và được giải quyết theo quy định, nhưng ông phát hiện ra có sai sót nội dung đăng ký bảo đảm, ông muốn sữa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký. Ông hỏi ông phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai đính chính thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận vào sổ đăng ký; chứng nhận việc sửa chữa sai sót vào phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);

- Phiếu yêu cầu đăng ký đã chứng nhận có sai sót (01 bản chính);

- Bản chính Giấy chứng nhận trong trường hợp nội dung chứng nhận có sai sót;

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí: không

Như vậy, để sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, ông Chinh phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không có lệ phí.

Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

20. Bà Mộng muốn đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Bà hỏi bà phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm dưới đây thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ đó: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ  ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí: 70.000 đồng

Như vậy, để đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bà Mộng phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết  là trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; lệ phí 70.000 đồng.

  Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở

21. Ông Mã do yêu cầu về kinh doanh, ông muốn chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở. Ông hỏi, ông phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

  Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở  ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận đai từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi chuyển tiếp và thời điểm đăng ký thế chấp vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận đã cấp; ghi chuyển tiếp và thời điểm đăng ký thế chấp vào phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);

- Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

b) Yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng), hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);

- Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Hợp đồng thế chấp nhà ở có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Giấy chứng nhận (đã có chứng nhận quyền sở hữu nhà ở).

c) Đối với các trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà có yêu cầu chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc sang đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất do tài sản đã hình thành thì hồ sơ như hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí: 80.000 đồng

Như vậy, để chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, ông Mã phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết như đã nêu trên; lệ phí 80.000 đồng.

Thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

22. Bà Kiều muốn xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Bà hỏi,  phải nộp những hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu?

 Thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp huyện theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

c) Trả kết quả đăng ký tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện có bảo đảm.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

- Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm dưới đây thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ đó: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ  ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

b) Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm), hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ đó.

- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Phí, lệ phí: 20.000 đồng

Như vậy, để xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bà Kiều phải thực hiện, nộp các hồ sơ, thời hạn giải quyết như đã nêu trên; lệ phí 20.000 đồng.

Thủ tục hành chính về thôi làm hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi Danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc

23. Ông Tiết là hòa giải viên thương mại tại tỉnh T.T.Huế, do bận công việc nên ông không muốn làm hoa giải viên thương mại nữa. Do đó, ông hỏi để thôi làm hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi Danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục hành chính về thôi làm hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi Danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hòa giải viên thương mại vụ việc thôi làm hòa giải thương mại vụ việc thì gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc

Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hòa giải viên thương mại vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại hoặc vi phạm những hành vi cấm đối với hòa giải viên thương mại thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký.

- Bước 2: Người thôi làm hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc tổ chức, cá nhân phát hiện nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Sở Tư pháp xem xét, xóa tên hòa giải viên thương mại đó khỏi Danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở;

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo đề nghị xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi Danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Không quy định.

Như vậy, để thôi làm hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi Danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp, ông Tiết phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; không quy định thời hạn giải quyết.

Thủ tục hành chính về thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại

24. Ông Khiếu là Giám đốc Trung tâm hòa giải thương mại TP Huế, tỉnh T.T.Huế. Vì một số lý do nên ông Khiếu đổi tên gọi của Trung tâm. Do đó, ông muốn thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại, ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục hành chính về thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trung tâm hòa giải thương mại có văn bản đề nghị thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động;

- Bước 2: Trung tâm hòa giải thương mại đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm, Sở Tư pháp ra quyết định thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản chấp nhận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi tên gọi của Trung tâm hòa giải thương mại;

- Văn bản đề nghị thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm.

Như vậy, để thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại, ông Khiếu phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thủ tục hành chính về cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại /Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại

25. Ông Vũ hiện đang làm việc tại Trung tâm hòa giải thương mại AK tỉnh T.T.Huế. Trong quá trình chuyển trụ sở làm việc của Trung tâm, ông đã làm mất Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại AK, ông muốn được cấp lại. Ông hỏi, ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục hành chính về cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại /Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trung tâm hòa giải thương mại/Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại mà Giấy đăng ký hoạt động bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác có thể gửi giấy đề nghị cấp lại đến Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại.

- Bước 2: Trung tâm hòa giải thương mại/Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại /Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

Như vậy, để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại, ông Vũ phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

 Thủ tục hành chính về tự chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại

26. Ông Sử là giám đốc Trung tâm hòa giải thương mại SA tại TP Huế, tỉnh T. T. Huế, do Trung tâm hoạt động thua lỗ nên ông muốn chấm dứt hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại. Ông hỏi, ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu và có yêu cầu điều kiện gì không?

Thủ tục hành chính về tự chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại tự chấm dứt hoạt động thì chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận và gửi báo cáo cho Sở Tư pháp.

- Bước 2: Trung tâm hòa giải thương mại đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp có hiệu lực, Sở Tư pháp quyết định thu hồi cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;

- Báo cáo về việc thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận của Trung tâm hòa giải thương mại.

- Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, để tự chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, ông Sử phải thực hiện, nộp các hồ sơ và đảm bảo các yêu cầu điều kiện như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục hành chính về đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

27. Ông Quốc hiện đang làm việc tại Trung tâm hòa giải thương mại nước ngoài tại tỉnh T. T. Huế. Hiện nay, Trung tâm nơi ông làm việc muốn mở Chi nhánh của Trung tâm tại thị xã Hương Thủy, tỉnh T. T. Huế. Ông hỏi, để đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu và có yêu cầu điều kiện gì không?

Thủ tục hành chính về đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam hoàn thiện hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh;

- Bước 2: Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập chi nhánh;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực hoặc trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có hiệu lực.

Như vậy, để đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ông Quốc phải thực hiện, nộp các hồ sơ và đảm bảo các yêu cầu điều kiện như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

Thủ tục hành chính về cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

28. Bà Hương Giang đang làm việc tại Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại nước ngoài tại tỉnh T. T. Huế. Trong một lần không cẩn thận bà làm rách Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh. Bà muốn được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, bà phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục hành chính về cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam mà Giấy đăng ký hoạt động bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác có thể gửi giấy đề nghị cấp lại đến Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại.

- Bước 2: Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận giấy đề nghị;

Như vậy, để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, bà Hương Giang phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận giấy đề nghị.

Thủ tục hành chính về thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

29. Ông Nam lên làm Trưởng Chi nhánh của Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại nước ngoài tại tỉnh T.T. Huế thay cho ông Thành, vì ông Thành đã xin nghỉ việc và đến làm tại một công ty tốt hơn. Ông Nam hỏi, để thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục hành chính về thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam hoàn thiện hồ sơ đề nghị thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh;

- Bước 2: Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của chi nhánh, Sở Tư pháp ra quyết định thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại;

- Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi tên tên gọi, Trưởng chi nhánh.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chi nhánh.

Như vậy, để thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ông Nam phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chi nhánh.

Thủ tục hành chính về chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

30. Ông Nhẫn là Giám đốc Trung tâm hòa giải thương mại nước ngoài LA tại tỉnh T. T. Huế. Trung tâm của ông có thành lập Chi nhánh của Trung tâm tại phường M, TP Huế. Do Chi nhánh của Trung tâm hoạt động không hiệu quả nên ông muốn chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, ông phải nộp hồ sơ gì, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục hành chính về chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trường hợp chi nhánh chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoặc tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam chấm dứt hoạt động thì chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, chi nhánh thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh đặt trụ sở.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, Chi nhánh thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác; thanh lý các hợp đồng lao động; hoàn tất các vụ việc đã nhận đối với Chi nhánh.

- Bước 2: Chi nhánh đăng ký nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động đến Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh);

- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác; thanh lý các hợp đồng lao động; hoàn tất các vụ việc đã nhận của Chi nhánh, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế;

- Qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, địa chỉ: 01 Lê Lai, thành phố Huế ;

- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ : https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh;

- Báo cáo về việc thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng lao động, hoàn tất các vụ việc đã nhận.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo của chi nhánh.

Như vậy, để chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ông Nhẫn phải thực hiện, nộp các hồ sơ như đã nêu trên; thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo của chi nhánh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.454.335
Lượt truy cập hiện tại 11.592