Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hòa giải tranh chấp về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Ngày cập nhật 15/11/2017

Anh Hòa và chị Mơ đã ly hôn. Chị Mơ được Tòa án giao nuôi con chung của hai người và anh Hòa được phép thường xuyên thăm nom con. Tuy nhiên, chị Mơ nhiều lần viện các lý do để cản trở hai cha con gặp nhau. Anh Hòa đã nhờ Tổ hòa giải giúp đỡ. Tổ hòa giải phải áp dụng quy định pháp luật gì để giải quyết vụ việc này?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

 Điều 81, Điều 82, Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định trên; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, việc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau cũng là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, hòa giải viên phân tích để chị Mơ hiểu, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm mon, chăm sóc con và người trực tiếp nuôi con không được cản trở quyền này. Đây cũng là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn. Tất cả đều phải hướng đến vì lợi ích, sự phát triển tốt nhất của con cái. Do đó, chị Mơ không nên cản trở anh Hòa thăm nom con cái. Ngoài ra, hành vi cản trở anh Hòa thăm nom con là vi phạm pháp luật; nếu còn tiếp tục thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.327.714
Lượt truy cập hiện tại 5.849