Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 324 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp:
1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
a) Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
b) Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
b) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
c) Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hòa giải viên phải căn cứ Điều 324 Bộ luật Dân sự năm 2015 giải thích cho các bên hiểu về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Theo đó, ông Lành được khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận với ông Cảnh và bà Kim. Tuy nhiên, ông Lành đã không thỏa thuận mà tự ý sử dụng tài sản thế chấp là không đúng. Bên cạnh đó, ông Lành cũng có quyền được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp và có nghĩa vụ giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp. Về phía ông Cảnh và bà Kim, Hòa giải viên nêu rõ, mặc dù ông Lành sử dụng tài sản thế chấp mà không được sự đồng ý của hai ông là chưa phù hợp nhưng ông Lành có các quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp theo quy định. Mặt khác, việc sử dụng tài sản thế chấp chưa gây ra hậu quả và cũng không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp nên có thể thông cảm, chấp nhận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.