|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
Chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Ngày cập nhật 05/03/2012 Gia đình anh M làm nông nghiệp. Để cải thiện cuộc sống, anh M đầu tư nuôi cá nước ngọt nhưng không có vốn để mua con giống. Anh dự định vay ngân hàng để thực hiện việc nuôi cá nói trên. Anh muốn biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ tín dụng trong trường hợp của anh hay không? Nếu có, hộ gia đình anh được vay vốn bao nhiêu? Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn là một trong những mục tiêu và yêu cầu của Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo đó, ngày 12 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
1. Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP quy định đối tượng được vay vốn theo quy định để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
a) Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn;
b) Cá nhân;
c) Chủ trang trại;
d) Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn;
đ) Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;
e) Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
2. Điều 4 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP quy định các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông ngiệp, nông thôn như sau:
a) Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
b) Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn;
c) Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn;
d) Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;
đ) Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;
e) Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn;
g) Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn;
h) Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.
3. Điều 3 Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 06 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP như sau:
a) Các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP được xem xét, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về giao dịch bảo đảm và hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng căn cứ vào đặc điểm, điều kiện hoạt động của mình để quy định cụ thể điều kiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và mức tối đa cho vay không có bảo đảm bằng tài sản phù hợp với từng đối tượng khách hàng vay.
b) Các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản để thực hiện phương án hoặc dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP theo các mức như sau:
- Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
- Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
- Tối đa đến 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
c) Các khách hàng được vay không có bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm b nêu trên tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành và phải nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khách hàng vay phải được Ủy ban nhân dân cấp xã cấp 01 bản chính (duy nhất) giấy xác nhận khách hàng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp.
d) Các khách hàng chỉ được vay không có bảo đảm tại một tổ chức tín dụng duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn theo quy định tại điểm b và điểm c nêu trên.
đ) Tổ chức tín dụng được cho vay có bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội đối với cá nhân, hộ gia đình để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Bộ Luật dân sự và phù hợp với các quy định hiện hành về cho vay và bảo đảm tiền vay.
Căn cứ các quy định trên, gia đình anh M thuộc đối tượng và phạm vi được hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Anh được vay không có bảo đảm bằng tài sản với mức tối đa do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không quá 50 triệu đồng và phải đảm bảo các điều kiện về vay vốn theo quy định tại điểm c Điều 3 Thông tư số 14/2010/TT-NHNN nêu trên.
Các tin khác
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.353.486 Lượt truy cập hiện tại 25.667
|
|