Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Chế độ, chính sách đối với người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp
Ngày cập nhật 23/10/2024

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp năm 2024 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

 

Công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận quan trọng, ngành đặc thù của công nghiệp quốc gia, thành phần cơ bản của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh; có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ khác phục vụ quốc phòng, an ninh; góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội.

Động viên công nghiệp là một nhiệm vụ của động viên quốc phòng, huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực của doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang thuộc mọi thành phần kinh tế để sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật cho Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; nghiên cứu, sản xuất vật tư kỹ thuật phục vụ quốc phòng. Động viên công nghiệp được chuẩn bị và thực hiện từ thời bình, thực hành động viên khi có lệnh động viên cục bộ hoặc tổng động viên và trong tình trạng chiến tranh.

Theo đó, chế độ, chính sách đối với người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp, quy định cụ thể như sau:

- Trong thời gian trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm động viên công nghiệp, người lao động được doanh nghiệp chi trả lương theo quy định và phụ cấp đặc thù theo định mức như đối với người lao động tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt; Nhà nước có chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- Người lao động bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết trong thời gian diễn tập và thực hành động viên công nghiệp được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Nhà nước hỗ trợ chế độ, chính sách sau đây:

+ Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

+ Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.

- Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét công nhận là liệt sỹ và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người trực tiếp điều khiển phương tiện phục vụ di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp được hưởng chế độ quy định nêu trên.

Điều kiện, hình thức tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh của cơ sở huy động: Cơ sở huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh;

- Bảo đảm an toàn, bí mật;

- Đối với doanh nghiệp ngoài điều kiện quy định nêu trên phải bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ sở huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh thông qua hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng, an ninh. Trường hợp cung cấp dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.081.172
Lượt truy cập hiện tại 1.073