Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tổng biên tập nhà xuất bản phải có ít nhất 03 năm làm biên tập
Ngày cập nhật 12/01/2013

Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 và có  hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế Luật xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH12. Luật gồm 6 chương và 54 điều.

Luật Xuất bản quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản. Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Luật Xuất bản sửa đổi lần này có một số thay đổi về thủ tục xuất bản như bỏ các quy định về thời hạn giấy phép, bổ sung quy định về các trường hợp cấp đổi hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, các đơn vị liên kết xuất bản được chính thức cho phép tham gia vào khâu biên tập sơ bộ bản thảo.
Điều 17 Luật quy định cụ thể về tiểu chuẩn tổng giám đốc và tổng biên tập nhà xuất bản, theo đó các chức danh nói trên phải có chứng chỉ hành nghề biên tập; có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí và đáp ứng các tiêu chuẩn khác do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản cũng đáp ứng các điều kiện: Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có trình độ Đại học trở lên, có ít nhất 03 năm làm một trong các công việc: biên tập, quản lý hoặc xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 19 Luật cũng quy định chặt chẽ hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên nhà xuất bản. Theo đó, ngoài việc được đứng tên trên xuất bản phẩm, được từ chối biên tập những tác phẩm mà nội dung có dấu hiệu vi phạm và chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập, thì biên tập viên còn phải tham gia các lớp tập huấn định kỳ về kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động xuất bản tổ chức. Biên tập viên có trách nhiệm không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Đặc biệt, Khoản 3 Điều 20 Luật Xuất bản quy định: Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau: Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành; biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
 

Bá Mỹ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.315.887
Lượt truy cập hiện tại 17.798