Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Ngày cập nhật 06/02/2013

 Nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả và tạo nguồn vốn phục vụ bảo trì và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ngày 11 tháng 01 năm 2013, Chính phủ đã  ban hành Nghị định số 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.

Nghị định quy định, nội dung quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ gồm: 
 

 1. Ban hành các quy định về: Tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ; Định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ; chế độ bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ; chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
3. Lập danh mục, phân loại tài sản hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng tài sản hạ tầng đường bộ để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ hiện có.
4. Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ; tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ (trừ các công trình kiến trúc là nhà, trạm); định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ, chế độ bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ; khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ thuộc Trung ương quản lý; Quy định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc lập danh mục tài sản hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng tài sản hạ tầng đường bộ…
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán. Theo đó, tài sản hạ tầng đường bộ đủ tiêu chuẩn để ghi sổ hạch toán là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.
Tài sản hạ tầng đường bộ ghi sổ hạch toán gồm: Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25 m, cống); cầu đường bộ dài từ 25 m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ; hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ; bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; trạm kiểm tra tải trọng xe; trạm thu phí đường bộ; bến xe; bãi đỗ xe; nhà hạt quản lý đường bộ; trạm dừng nghỉ; các công trình khác phục vụ giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ; quản lý, sử dụng đất gắn liền với tài sản hạ tầng đường bộ; xử lý tài sản hạ tầng đường bộ;quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ; báo cáo, thanh tra, kiểm tra tài sản hạ tầng đường bộ; ….
 
Bá Mỹ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.310.718
Lượt truy cập hiện tại 15.105