Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định mới về thời hạn sử dụng trứng gia cầm
Ngày cập nhật 24/09/2012

Ngày 20 tháng 7 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 34/2012/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom, bảo quản và kinh doanh trứng gia cầm ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 9 năm 2012.

Theo Thông tư, thời hạn sử dụng trứng gia cầm được tính từ ngày gia cầm đẻ trứng, cụ thể như sau: Nếu trứng gia cầm được bảo quản ở nhiệt độ: Từ 04 - 08oC thì thời hạn sử dụng là 35 ngày; từ 09 - 15oC thì thời hạn sử dụng 21 ngày; từ 16 - 25oC thì thời hạn sử dụng là 10 ngày.  Trong trường hợp trứng được phun dầu thì thời hạn sử dụng như sau: Từ 04 - 08oC là 120 ngày; từ 09 - 15oC là 84 ngày; từ 16 - 25oC thì là 40 ngày.
Vật liệu đóng gói trứng gia cầm phải được sản xuất từ nguyên vật liệu không làm ảnh hưởng đến chất lượng của trứng và phải đạt tiêu chuẩn theo Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30/08/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm. Phòng đóng gói trứng phải đảm bảo sạch sẽ và không có côn trùng; sản phẩm sau khi được đóng gói phải được đưa ngay vào kho bảo quản. Sản phẩm sau khi đóng gói phải được ghi nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Cũng theo Thông tư, cơ sở bán lẻ trứng gia cầm thương phẩm phải đảm bảo yêu cầu sau: Trứng bày bán phải có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định; trứng phải được làm sạch, khử trùng, đóng gói và có nhãn mác theo đúng quy định khi bày bán; trứng được bày bán phải còn trong thời hạn sử dụng. Phải có giá, kệ để bày bán trứng; không bày bán trứng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc gần các nguồn nhiệt; thường xuyên làm sạch và khử trùng nơi bày bán trứng, dụng cụ chứa đựng trứng; trứng được bảo quản ở nơi thoáng mát. Người bán hàng phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định cơ sở thu gom và bảo quản trứng thương phẩm phải có địa điểm cách biệt với khu dân cư và các nguồn gây ô nhiễm; được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện và nước ổn định; phải được thiết kế thành các khu riêng biệt bao gồm: Khu hành chính, khu vực sản xuất, kho bảo quản trứng và khu xử lý chất thải; khu sản xuất phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau; có khu vực làm sạch và khử trùng phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng trứng trong vận chuyển; đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng điện trắng là 200 Lux. Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ; hệ thống thông khí phải được thiết kế tránh lắng đọng chất bẩn trong quá trình sản xuất. Cửa thông gió phải có lưới bảo vệ; có đủ vòi nước, chậu rửa tay và xà phòng cho công nhân, nhà vệ sinh, phòng thay quần áo cho công nhân.
 

Lê Thị Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.326.886
Lượt truy cập hiện tại 7.010