Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Ngày cập nhật 10/08/2012

Ngày 23 tháng 07 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012.

Theo đó, Nghị định quy định các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên.
Về nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định cụ thể như sau:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây: Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; tình hình tuân thủ pháp luật.
Nội dung xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản. Tính khả thi của văn bản.
Nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật gồm: Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật. Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật. Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
Nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thể hiện: Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.326.929
Lượt truy cập hiện tại 7.049